xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đã tìm được "hành tinh thứ 9" chưa từng biết của Hệ Mặt Trời

Anh Thư

(NLĐO)- Hệ Mặt Trời có 9 hành tinh chứ không phải 8, nhưng "hành tinh thứ 9" quay giữa quỹ đạo của Sao Thổ và Sao Thiên Vương đã bị hất văng!

Đó là kết quả của nghiên cứu gây sốc đến từ Đại học Carnegie Mellon (Mỹ). Bài công bố trên tạp chí khoa học Icarus tiết lộ đó là một hành tinh khổng lồ băng giá, có thể giống với Sao Thiên Vương. Gọi là "hành tinh thứ 9" vì nó chưa từng được ghi nhận trong lịch sử thiên văn, nhưng thật ra hành tinh này xếp thứ 7 nếu tính từ hành tinh gần Mặt Trời nhất là Sao Thủy như cách đánh số thông dụng.

Đã tìm được hành tinh thứ 9 chưa từng biết của Hệ Mặt Trời - Ảnh 1.

Hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt Trời là một "người khổng lồ băng" - Ảnh: ASTRONOMY MAGAZINE

Nguyên nhân chúng ta không còn nhìn thấy nó là một sự kiện bạo lực trong hệ Mặt Trời non trẻ đã hất văn hành tinh này ra khỏi hệ sao, khiến nó trở thành một "hành tinh lang thang".

Phát hiện này đến từ hơn 6.000 mô hình thiên văn đã được tạo ra để tái hiện lịch sử Hệ Mặt trời. Fox News trích dẫn phân tích của tiến sĩ Matt Clement, tác giả cính của nghiên cứu: "Giờ đây, chúng ta biết rằng có hàng nghìn hệ hành tinh trong thiên hà Milky Way của chúng ta. Trong đó, cách sắp xếp của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời rất bất thường".

Sao Thổ và Sao Thiên Vương được phát hiện ra có nhiều thứ bất thường, dường như do bị tác động bởi nhiều sự kiện hàng tỉ năm trước.

Ví dụ, Sao Thổ quay rất chậm: Sao Mộc quay 3 vòng quanh Mặt Trời, nó mới quay được 1 vòng. Sao Thổ và Sao Thiên Vương cũng đã bị tác động bởi Vành đai Kuiper - tức vành đai các vật thể ngoài rìa Hệ Mặt Trời, trải rộng từ quỹ đạo Sao Hải Vương đến khoảng cách 44 đơn vị thiên văn kể từ Mặt Trời. Những tác động đầy dằn xé giữa vành đai này và Sao Mộc với lực hấp dẫn khổng lồ có thể góp phần rất lớn vào quá trình hất văng "hành tinh thứ 9", ví dụ như bẻ quỹ đạo của nó theo hướng bất lợi.

Sự thật là các phương tiện thiên văn hiện đại đã giúp ghi nhận được những "hành tinh lang thang" như thế. Chúng được tạo thành trong một "hệ mặt trời" nào đó, sau đó bị hất văng. Dạng hành tinh cô đơn này không được sao mẹ chiếu sáng nên là một thách thức rất lớn. Tuy nhiên tháng 10 vừa qua, nhóm nghiên cứu đến từ dự án quốc tế Thí nghiệm thấu kính hấp dẫn quang học (OGLE) đã tìm được một kẻ lang thang như thế, kích thước nằm ở khoảng giữa Trái Đất và Sao Hỏa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo