xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những sản phẩm ấn tượng đầu tiên

Bài và ảnh: ĐỨC HUY

Sau một thời gian ươm tạo, đến nay, vườn ươm này đã có những sản phẩm công nghệ cao đầy tiềm năng

Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao (thuộc Khu Công nghệ cao TPHCM - SHBI) là nơi thực hiện việc hỗ trợ cho cá nhân, nhóm hoặc tổ chức sở hữu công nghệ thành lập doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các đối tượng này vượt qua những khó khăn ban đầu để có thể đi đến thành công nhanh hơn với ít chi phí và rủi ro hơn.

Mô hình mới mẻ

Ban Quản lý SHBI cho biết do mô hình này khá mới mẻ tại Việt Nam nên trong thời gian qua, số lượng cá nhân, nhóm hoặc tổ chức sở hữu công nghệ tham gia  chưa nhiều. Theo đó, SHBI đã tiếp nhận ươm tạo 10 dự án thuộc các lĩnh vực điện tử, viễn thông, tự động hóa, công nghệ sinh học, y tế, vật liệu mới… Ngoài ươm tạo, SHBI còn thực hiện các hoạt động về thúc đẩy cộng đồng, nâng cao tinh thần kinh doanh như  tổ chức các cuộc thi, hội thảo, định kỳ mở các lớp đào tạo ngắn hạn về tinh thần kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp, thành lập câu lạc bộ khởi sự doanh nghiệp…

Hai trong số 10 dự án này hiện đã hoàn tất giai đoạn ươm tạo. Dự án đầu tiên là với Công ty Tân Liên Gia. Công ty này chuyên thiết kế, chế tạo và chuyển giao các giải pháp tự động kiểm soát dây chuyền sản xuất theo các phương pháp mới nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất nâng cao năng suất, giảm tiêu hao nguyên liệu, giảm tồn kho, phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố trên các dây chuyền…
Dự án thứ 2  là “Mô hình bác sĩ gia đình HELP” của Công ty HELP Corporation. Đây là một hình thức cung cấp dịch vụ y tế từ xa và tại nhà, áp dụng công nghệ thông tin để theo dõi, kiểm tra sức khỏe từ xa và thường xuyên. Do áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động nên đã mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích, thuận lợi trong việc kết nối với mạng lưới bác sĩ riêng thăm khám định kỳ hay đột xuất. Dù vừa mới thâm nhập thị trường nhưng năm 2011 vừa qua Công ty HELP Corporation đã đạt được doanh số trên 2 tỉ đồng.
Bên cạnh 2 sản phẩm đã tham gia thị trường, còn có một số dự án đang trong giai đoạn ươm tạo đáng chú ý như dự án của Công ty Thời Đại Xanh với các giải pháp ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các độc tố tự nhiên, độc tố hóa học trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Dự án của Công ty Green Plastic Technology cũng khá lý thú: Sản xuất, kinh doanh hạt nhựa hỗn hợp composite nhựa - trấu trên cơ sở PE, PP, PVC, PS và bột trấu biến tính theo hướng thân thiện với môi trường.
Dự án của Công ty VNRobotics (chuyên về sản xuất robot công nghiệp) nghiên cứu chế tạo các cánh tay robot 5 bậc và 6 bậc tự do sử dụng trong công nghiệp và giảng dạy, thay thế cho hàng nhập khẩu. Sự đột phá của Công ty VNRobotics sẽ là cơ sở giúp làm chủ công nghệ trong nước và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - tự động hóa.
Theo ThS Trần Tuấn Anh, Giám đốc SHBI, ngoài những sản phẩm vừa nêu trên, một số “hạt mầm” tiềm năng mới sẽ được SHBI tiếp tục ươm tạo trong thời gian tới. Cụ thể như dự án chế tạo thiết bị xét nghiệm sinh hóa, sử dụng trong các bệnh viện, cơ sở y tế, đặc biệt hữu ích cho những trung tâm y tế nhỏ và ở vùng sâu (do các nhà khoa học Trường ĐH Quốc gia TPHCM thực hiện).
Kế tiếp là dự án sản xuất thiết bị telemedicine. Thiết bị này cho phép bệnh nhân tự thực hiện việc kiểm tra sức khỏe như huyết áp, nhịp tim, hơi thở... ở nhà một cách đơn giản (của nhóm các nhà khoa học Trường ĐH Quốc tế, thuộc ĐH Quốc gia TPHCM)…
img
Đại diện Công ty Thời Đại Xanh giới thiệu các giải pháp ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các
độc tố tự nhiên, độc tố hóa học trong chuỗi cung ứng thực phẩm

Sáng tạo trong lĩnh vực di động

ThS Trần Tuấn Anh cho biết SHBI còn có một dự án khá độc đáo nhiều hứa hẹn là dự án phòng thí nghiệm phát triển ứng dụng di động (mLab). Dự án mLab được tài trợ bởi Tổ chức infoDev (thuộc Ngân hàng Thế giới), kinh phí đầu tư lên đến 380.000 USD. mLab tại SHBI cũng là mLab của khu vực Đông Á (do Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, các ĐH Quốc gia TPHCM, Trường ĐH FPT và Công ty Elcom phối hợp triển khai). Ngoài mLab khu vực Đông Á tại Việt Nam, còn có các mLab tại Đông Phi (Kenya), Nam Phi, Nam Á (Pakistan), Đông Âu (Armenia).

Cũng theo ThS Trần Tuấn Anh, mLab sẽ là nơi hỗ trợ, thúc đẩy sáng tạo trong lĩnh vực ứng dụng trên thiết bị di động, thông qua việc cung cấp một không gian mở cho những người đam mê công nghệ gặp gỡ, trao đổi, làm việc để phát triển ứng dụng di động và khởi sự kinh doanh.

PGS-TS Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM, cho rằng dự án mLab là một mô hình mới có rất nhiều hứa hẹn. Khu Công nghệ cao đang mong muốn thử nghiệm và nhân rộng ra cho các lĩnh vực công nghệ cao khác, đặc biệt là lĩnh vực internet và nội dung số.

Vườn ươm doanh nghiệp là một mô hình mới , thực hiện việc hỗ trợ cá nhân, nhóm hoặc tổ chức sở hữu công nghệ thành lập doanh nghiệp, giúp họ vượt qua khó khăn để đi đến thành công nhanh hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo