xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nuôi bò sát "độc, lạ": Thú chơi nguy hiểm

Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG

Gần đây, trào lưu nuôi, chơi những con thú, đặc biệt là các loài bò sát “độc, lạ”, đang rộ lên tại Việt Nam. Nhiều người không biết rằng chúng sẽ trở thành sinh vật ngoại lai nguy hại.

Hiện nay, tại TPHCM và nhiều TP lớn trong cả nước, trào lưu nuôi thú cưng bằng những con vật có hình sáng, màu sắc “độc, lạ” như kỳ nhông, nhện, rùa, rắn, bò cạp… đang dần trở nên phổ biến.

Thú chơi “thời thượng”

N. M. Khôi, một sinh viên, cho biết bây giờ nuôi cá cảnh, chó, mèo, thỏ, gà… làm thú cưng là chuyện… xưa rồi. Thú chơi thời thượng bây giờ phải là nuôi kỳ nhông, nhện Tarantula, rắn sữa Honduras nhiều màu, bò cạp đen… Những con vật này có nhiều màu sắc và hình dáng độc đáo nên rất được ưa chuộng. “Nuôi chúng, mình sẽ trở nên “khác biệt” vì “không đụng hàng”. “Chúng cũng nhìn rất lạ và “độc” nữa” - Khôi cho biết.
 
img
Một loài bọ cạp đen được rao bán rộng rãi trên mạng

Những con thú “độc, lạ” này có giá bán không cao, chỉ cần 50.000 - 300.000 đồng có được một chú rùa tai đỏ, rùa sao; 25.000 - 50.000 đồng/con bò cạp đen, rắn sữa Honduras nhiều màu sắc có giá trên 1 triệu đồng, nhện các loại có giá 150.000 - 700.000 đồng/con. Những con kỳ nhông, kỳ đà xuất xứ từ nước ngoài thì có giá “khủng” hơn, trên 10 triệu đồng/con. Thậm chí, loài có màu sắc, hình dáng kỳ lạ, giá lên đến cả trăm triệu đồng.

Các loài sinh vật “độc, lạ” này không chỉ có tại các cửa hàng sinh vật cảnh mà còn được rao bán công khai trên các diễn đàn rao vặt, thú nuôi cây cảnh. Khách hàng chỉ cần tìm đúng con vật mình cần mua, thỏa thuận giá cả với người bán là sẽ được giao hàng tận nơi. Theo những người bán và dân chơi thú nuôi lâu năm, các loài bò sát “độc, lạ” này đều được nhập từ nhiều nước trên thế giới, trong đó phổ biến là Thái Lan.

Sinh sôi, nảy nở rất nhanh

Nhiều người cho rằng các loài thú “độc, lạ” này hoàn toàn không ảnh hưởng gì vì chúng không gây độc hại, không cắn, không ăn thịt con vật khác… Thế nhưng, các nhà khoa học cảnh báo động vật nhập khẩu không rõ nguồn gốc hoàn toàn có thể trở thành các loài ngoại lai xâm hại cực kỳ nguy hiểm trong tương lai.

TS Phạm Quang Thu, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, cho biết các loài ngoại lai xâm hại lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Chúng có thể gây hại đến các loài bản địa thông qua cạnh tranh nguồn thức ăn (động vật); ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa (thực vật) do khả năng phát triển nhanh, mật độ dày đặc. Chúng có khả năng cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa, làm suy thoái hoặc thay đổi, tiến tới tiêu diệt luôn cả loài bản địa.

Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết trong nhiều nguyên nhân gây tổn thất đa dạng sinh học, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất. Khi được đưa ra môi trường, các loài này có điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh, đến một lúc nào đó sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát, trở thành loài ngoại lai xâm hại. Nhiều loài được du nhập cho các mục đích kinh tế, giải trí, khoa học nhưng do không được kiểm soát tốt đã bùng phát và gây ra nhiều tác hại nặng nề. Trước đây, ốc bươu vàng được nhập khẩu vào nước ta đã nhanh chóng lan tràn từ ĐBSCL ra các tỉnh miền Trung và miền Bắc, phá hại nghiêm trọng lúa và hoa màu.

Ngoài ra, theo các nhà khoa học, loài rùa tai đỏ hiện đã xuất hiện rất phổ biến ở nước ta. Đây là loài động vật ăn tạp hung dữ, xâm hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái và các loài thủy sinh vật bản địa. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã xếp rùa tai đỏ vào danh sách 100 sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Loài rùa này còn mang Salmonella - loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn cho người.

Chỉ có biện pháp phòng ngừa

Tác động mà các loài sinh vật xâm hại gây ra đối với môi trường sống rất đa dạng nhưng có thể gộp chung thành 4 nhóm: Cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sống; ăn thịt các loài khác; phá hủy hoặc làm thoái hóa môi trường sống; truyền bệnh và ký sinh trùng. Kinh nghiệm cho thấy nhiều loài ngoại lai xâm hại không biểu hiện tác hại của chúng ngay sau khi xâm nhập một môi trường sống mới mà thường trải qua một giai đoạn “ủ bệnh” dài, sau đó mới biểu hiện rõ tác động.

Để giải quyết vấn đề này, biện pháp phòng ngừa được ưu tiên hàng đầu, vì một khi sinh vật ngoại lai xâm hại đã thích nghi và phát triển thì chi phí để tiêu diệt chúng là rất lớn và rất khó tiêu diệt triệt để.

Tiêu diệt hoàn toàn 3 loài ngoại lai xâm hại

Ngày 17-12-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu chung của đề án này là ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, góp phần phát triển bền vững đất nước… Từ nay đến năm 2020, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất của đề án là triển khai áp dụng chương trình kiểm soát và diệt trừ hoàn toàn 3 loài ngoại lai xâm hại: ốc bươu vàng, cây mai dương và cây trinh nữ móc trên toàn quốc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo