xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Prism xâm phạm quyền công dân

XUÂN HẠO

Chính quyền Mỹ luôn hô hào tự do thông tin nhưng mỉa mai thay, chính họ lại tổ chức để lấy những dữ liệu cá nhân gây rúng động làng công nghệ

Là một trong những quốc gia phát triển nhất về công nghệ máy tính và mạng, Mỹ luôn tự hào với những phát kiến công nghệ vượt trội. Tuy nhiên, sự phổ biến của mạng internet và việc “tò mò” của chính quyền thường làm cư dân mạng ở Mỹ e sợ bị xâm phạm tự do cá nhân. Mối lo sợ đó đã trở thành sự thật khi hôm 7-6, nhiều tờ báo đồng loạt đăng thông tin về xì-căng-đan xâm phạm dữ liệu cá nhân lớn nhất từ trước đến nay, gây rúng động giới công nghệ không những tại Mỹ mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.

Tiết lộ đáng sợ

Theo những tài liệu bí mật được tiết lộ bởi một nhân vật giấu mặt, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã trực tiếp thâm nhập các máy chủ trung tâm của 9 công ty mạng lớn nhất quốc gia này, thu thập dữ liệu cuộc gọi audio và video, hình chụp, e-mail, tài liệu và cả các lịch sử kết nối. Bằng cách này, các cơ quan an ninh có thể xác định và theo dõi những mục tiêu đáng ngờ.

Những hành động thu thập dữ liệu kể trên “qua mặt” các rào cản pháp lý, được quản lý dưới chương trình tối mật mang tên “Prism”. Danh sách các công ty “hợp tác” trong chương trình Prism đều là những tên tuổi khổng lồ ở Thung lũng Silicon: Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, PalTalk, AOL, Skype, YouTube và Apple.

NSA thậm chí còn sử dụng Prism để giúp GCHQ, “đồng nghiệp” của cơ quan này tại Anh, thực hiện hành động tương tự. Sự việc sau đó bị “rò rỉ” và tờ The Guardian đã thông tin.

Tổng thống Obama thừa nhận

Chính phủ Mỹ buộc phải chính thức thừa nhận sự tồn tại của chương trình Prism. Trong một cuộc họp báo, Tổng thống Obama giải thích rằng chương trình này chỉ dùng để thu thập các thông tin “cấp dưới” (meta-data), không chạm tới nội dung dữ liệu riêng tư của người dùng.

img
Logo của chương trình thu thập dữ liệu Prism. Ảnh: WASHINGTON POST

Ông Obama cho biết chương trình Prism đã được Quốc hội Mỹ thông qua với nhiều biện pháp bảo đảm an toàn về pháp lý và quyền công dân. Điều kỳ lạ là trong khi chính quyền thừa nhận nhưng các công ty công nghệ thuộc danh sách trên lại ra sức phủ nhận rằng họ không tham gia vào bất kỳ chương trình nào tương tự.

Song, dù là meta-data hay dữ liệu nội dung, chương trình này đã cho phép nhà cầm quyền có thể tạo được một hồ sơ cá nhân cho từng cư dân sử dụng các dịch vụ mạng thuộc danh sách nêu trên. Tất cả thông tin, kể cả về chính trị của từng người, những người mà họ liên hệ,  thông tin về các địa điểm mà họ từng đi tới… đều được ghi lại để làm dữ liệu phân tích.

Hậu quả của Prism

Xì-căng-đan này nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trên các phương tiện truyền thông và mạng internet. Người dân Mỹ thấy rõ mối lo sợ xâm phạm quyền riêng tư đã trở thành sự thật. Rất nhiều cư dân mạng bày tỏ sự bất bình và mất lòng tin vào chính quyền Mỹ.

Tuy nhiên, chương trình Prism chỉ là một trong hàng loạt biện pháp ra đời từ hậu quả của sự kiện 11-9. Từ khi vụ khủng bố này xảy ra, các chương trình tình báo nội gián của nước Mỹ đã vượt quá giới hạn cho phép, với ngày càng nhiều nỗ lực nhắm tới ngành công nghệ, vốn đã trở nên gắn bó với người dân. Đáng sợ hơn, tính chất bí mật và chống “chỉ điểm” của bộ máy tình báo Mỹ khiến những người dám đứng ra cung cấp thông tin phải chịu hình phạt còn nặng hơn các tội hình sự.

Ảnh hưởng của xì-căng-đan Prism còn mạnh mẽ hơn thế khi nó xảy ra ngay trong giai đoạn tranh cãi về các bộ luật quyền riêng tư không những ở Mỹ mà còn tại châu Âu. Dù các bộ luật này rất chặt chẽ tại châu Âu nhưng những dịch vụ mạng lại có trụ sở hầu hết ở Mỹ.

Nếu như thế thì Prism không những chỉ thu thập thông tin của cư dân Mỹ mà còn cả người dùng tại các quốc gia châu  Âu. Thú vị nhất lại là việc nhiều công ty công nghệ Mỹ đang đầu tư vào châu Âu đã phải tham gia một chương trình mang tên “Safe Harbor” (bến an toàn) để bảo đảm sự bảo mật thông tin thuộc về cư dân châu  Âu, trong đó có cả các công ty thuộc danh sách của chương trình Prism.

Lời cảnh báo cho cư dân mạng

Prism và nhiều sự kiện tương tự trong vài tháng qua đã trở thành lời cảnh báo cho người dùng công nghệ, đặc biệt là cư dân mạng. Đây là sự khẳng định rằng mối lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân không chỉ đến từ các hacker hay những công ty tham lợi nhuận mà còn đến từ bộ máy cầm quyền như Mỹ.

Thật là mỉa mai vì chính Mỹ là quốc gia luôn hô hào tự do và chỉ trích các quốc gia khác về sự thiếu tôn trọng tự do thông tin. Trong khi đó, những người sử dụng internet và các dịch vụ điện toán đám mây cũng nên ngồi lại tìm cách chống lại sự vi phạm tự do thông tin.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo