xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rác điện tử: Phó mặc… ve chai!

Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG

Rác điện tử tại Việt Nam thải ra ngày càng nhiều nhưng lại có quá ít giải pháp xử lý, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và đời sống dân cư

Viện Khoa học - Công nghệ môi trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết năm 2005, ước tính tổng lượng rác thải điện tử (RTĐT) trên cả nước chỉ khoảng 1.630 tấn. Tuy nhiên, từ năm 2010, lượng RTĐT phát sinh của cả nước đã lên đến 61.000-113.000 tấn/năm!

Thải nhiều, xử lý ít

Tại TP HCM, thống kê mới đây của Viện Kỹ thuật nhiệt đới - Bảo vệ môi trường (VITTEP) cho thấy RTĐT đang ngày càng tăng nhưng gần như không có hệ thống thu gom, xử lý. Khối lượng RTĐT ở TP HCM ước khoảng trên 6.000 tấn/năm, dự báo đến năm 2020 là 7.000 - 10.860 tấn/năm. Thế nhưng, số RTĐT được tái chế hoặc tiêu hủy rất ít.

Theo khảo sát của VITTEP, trên 92% cơ sở thu gom, vận chuyển, lưu trữ RTĐT hiện nay đều không có giấy phép hành nghề. Trong đó, 97% là cơ sở tư nhân với quy mô rất nhỏ, không bảo đảm an toàn về môi trường. Việc tái chế RTĐT còn ở dạng thủ công, không có công nghệ tiêu hủy riêng biệt.
img
Rác điện tử tại Việt Nam ngày càng nhiều nhưng không được xử lý triệt để

Các nhà khoa học cảnh báo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của RTĐT là rất lớn.

Nếu để tình trạng hiện nay kéo dài, RTĐT sẽ gây ô nhiễm môi trường nặng nề, tác động nghiêm trọng đến chất lượng đời sống của người dân. Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, đến nay, có rất ít nghiên cứu về xử lý RTĐT ở Việt Nam dù giới khoa học ít nhiều đều quan tâm.

TS Trần Minh Chí, Viện trưởng VITTEP, cho biết trong RTĐT chứa nhiều thành phần nguy hại như chì, cadimi, thủy ngân, asen… Các chất này có khả năng phá hủy tầng ozone và ảnh hưởng đến đất đai, nước ngầm. “Nếu không tiêu hủy hoặc tái chế không đúng phương pháp, RTĐT sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Do đó, cần nhanh chóng có giải pháp với vấn đề này” - ông Chí lo ngại.

Tái chế sơ sài, lạc hậu

Theo Viện Khoa học - Công nghệ môi trường ĐH Bách khoa Hà Nội, số người dân mang RTĐT đến cơ sở thu mua chiếm tỉ lệ rất thấp, với 5% ở Hà Nội và 11% ở TP HCM. Trong khi đó, khoảng 70%-85% người dùng tại TP HCM lựa chọn bán RTĐT cho người thu mua ve chai hoặc giữ trong nhà.

Những con số này cho thấy lượng RTĐT được xử lý đúng chuẩn là rất ít và còn một phần rất lớn tồn đọng ngoài môi trường tự nhiên. Việc thu gom, xử lý RTĐT tại Việt Nam hiện vẫn chưa được các cơ quan chức năng quan tâm và hướng dẫn đúng quy trình, chủ yếu phó mặc cho cơ sở tư nhân.

Các cơ sở tư nhân này thu mua RTĐT từ những người bán ve chai và tái chế với phương tiện kỹ thuật sơ sài, lạc hậu, không đúng tiêu chuẩn khoa học. Sau khi thu gom, một phần RTĐT được rã ra tìm những thứ còn tốt để tiếp tục bán lại; những thứ đã hỏng thì được đem đi nghiền, đốt rồi pha thêm hóa chất, vật liệu khác để làm ra các sản phẩm tái chế rẻ tiền.

Quy trình lạc hậu như vậy khiến RTĐT được xử lý rất chậm, không đúng quy cách và nhiều nguy cơ tác động ngược trở lại môi trường, đời sống. Ngoài ra, nước ta hiện vẫn chưa có các nhà máy xử lý RTĐT chuyên dụng quy mô lớn. Điều này càng làm tăng thêm nỗi lo nhiều khu vực sẽ xuất hiện các bãi RTĐT khổng lồ.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường Việt Nam cho rằng cùng với các vấn đề môi trường khác, quản lý RTĐT cần được quan tâm đúng mức. RTĐT phải được xem như một mối nguy hiểm cho môi trường và cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng các hệ thống tái chế RTĐT sẽ có nhiều tác động tích cực như bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, tạo việc làm cho người lao động…

Để RTĐT không gia tăng và gây tác hại đến môi trường, cần tăng cường giáo dục ý thức cộng đồng về vai trò và nghĩa vụ của người tiêu dùng, doanh nghiệp trong việc thu gom, xử lý. Đồng thời, cần xây dựng mô hình thu gom RTĐT phù hợp với tiêu chuẩn khoa học, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xử lý, tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước đối với hoạt động thu gom và xử lý RTĐT…

Sẽ bị thu hồi, thải bỏ

Theo Quyết định 50/2013 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25-9, kể từ ngày 1-1-2015, các sản phẩm thải bỏ như ắc-quy, pin, thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp… sẽ bị thu hồi, xử lý. Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải chịu trách nhiệm thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ; thỏa thuận với người tiêu dùng về cách thức chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi, vận chuyển đến cơ sở xử lý; người tiêu dùng phải có trách nhiệm chuyển giao sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi...

Quyết định 50 là cơ sở pháp lý quan trọng quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, cơ quan chức năng cũng như người tiêu dùng trong việc sản xuất, lưu thông, sử dụng và thu hồi, xử lý RTĐT.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo