xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sao Kim sẽ di chuyển ngang mặt trời vào ngày 6- 6

A.Thanh (theo Foxnews)

(NLĐO) - Một sự kiện thiên văn học trong tháng 6 không kém phần hấp dẫn dành cho những ai thích quan sát bầu trời vào ngày 6-6 là việc di chuyển của sao Kim (Venus) ngang mặt trời.

Nếu hôm 20-5 xảy ra hiện tượng nhật thực hình khuyên, mặt trăng che phủ phần lớn mặt trời, để lại một vòng lửa sáng rực xung quanh nó đã gây ấn tượng mạnh cho mọi người ở châu Á, khu vực Thái Bình Dương và phía tây Bắc Mỹ, thì một sự kiện khác trong tháng 6 cũng không kém phần hấp dẫn dành cho những ai thích quan sát bầu trời vào ngày 6-6: Việc di chuyển của sao Kim (Venus)  ngang mặt trời.

img

Sự kiện thiên nhiên ấn tượng này sẽ diễn ra vào ngày 5-6 (ngày 6-6 xuất hiện trong phần lớn bán cầu Đông) và có thể quan sát từ tất cả các lục địa. Nếu quan sát từ trái đất, Venus sẽ đi chuyển chậm ngang mặt trời với hình dáng như một dấu chấm nhỏ màu đen và phải hơn 105 năm sau, Venus mới có thể di chuyển lại ngang mặt trời.
 
Việc di chuyển của Venus ngang mặt trời xảy ra 2 lần, mỗi lần cách nhau 8 năm và việc này chỉ được lặp lại hơn 1 thế kỷ. Sự kiện xảy ra gần nhất vào năm 2004 và lần tiếp theo sẽ phải tới năm 2117. Không những hiếm xảy ra, hiện tượng này còn giúp các nhà khoa học thế kỷ thứ 18 đo được khoảng cách từ trái đất đến mặt trời bằng cách tính chính xác thời gian sao Kim xuất hiện từ nhiều điểm trên địa cầu sau 2 lần xuất hiện vào năm 1761 và 1769.
 
Nếu thời tiết thuận lợi, hầu hết mọi người trên toàn cầu đều có thể xem hiện tượng này vào ngày 5-6, đặc biệt là các khu vực châu Á, phía Đông Úc, New Zealand, Alaska, Bắc Canada… Tuy nhiên, muốn quan sát hiện tượng đặc biệt này cần lưu ý một vài điều:
 
Không nhìn trực tiếp vào mặt trời bằng mắt thường hoặc thông qua máy ảnh, ống nhòm, kính thiên văn không có bộ lọc chuẩn. Hành động này có thể làm mắt bị tổn thương hoặc nghiêm trọng hơn là mù.

Cách đơn giản và an toàn nhất là quan sát gián tiếp bằng cách sử dụng kính thiên văn hay một bên của ống nhòm để chiếu ảnh mặt trời lên một tấm bìa trắng cạc tông, bạn sẽ thu được hình ảnh sao Kim di chuyển ngang mặt trời.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo