xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bà giáo về hưu làm giám đốc công ty rau sạch

Bài và ảnh: Thanh Nhân

(NLĐO) - Đến thăm trang trại rau sạch ở thôn Đạ Nghịt, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) của “bà trùm” rau mùi và rau thủy canh Đà Lạt Phạm Thị Thu Cúc một ngày cuối năm, chúng tôi không khỏi ngưỡng mộ nữ chủ nhân.

Không vòng vo kể lể, bà Phạm Thị Thu Cúc, Giám đốc Công ty Rừng hoa Bạch Cúc, nữ chủ nhân của thương hiệu rau nổi tiếng Đà Lạt, thẳng thắn: “Đừng nhắc lại chuyện khởi nghiệp và duyên nợ với nghề nông của tôi nữa vì điều đó đã cũ rồi. Chuyện tôi là giáo viên về hưu, kinh doanh bất động sản thất bại phải bán hết đất và thuê đất trồng rau rồi làm giàu từ rau sạch ai cũng biết. Điều tôi muốn nói và tin rằng cộng đồng rất quan tâm là mô hình rau thủy canh, loại rau có thể nói là an toàn tuyệt đối với sức khỏe con người”.

Bà Thu Cúc giới thiệu về vườn rau thủy canh xanh non mơn mởn của mình
Bà Thu Cúc giới thiệu về vườn rau thủy canh xanh non mơn mởn của mình

Nổi tiếng là người cung cấp độc quyền một số loại rau mùi cho hệ thống Metro và một số nhà hàng, khách sạn ở TP HCM, đồng thời là một trong những người đi đầu trong phong trào trồng cà chua “khủng” nhưng từ tháng 5-2015, bà Cúc bất ngờ dừng dự án này để bắt tay vào làm rau thủy canh. “Nói rau thủy canh an toàn tuyệt đối là vì khi trồng không bơm, không xịt thuốc bảo vệ thực vật, đem mẫu đi kiểm nghiệm thì hàm lượng nitrat thấp so với mức cho phép nhiều lần” - bà Cúc giải thích.

Một số nhà phân phối đề nghị bà Cúc cung ứng hàng theo dạng hàng nhãn riêng của họ nhưng bây giờ thương hiệu Rừng hoa Bạch Cúc đủ lớn để bảo chứng cho chất lượng sản phẩm và được người tiêu dùng tin cậy. Nhà bán lẻ quay lại yêu cầu ghi nhãn Rừng hoa Bạch Cúc trên sản phẩm để dễ bán hàng. Để được như vậy, bà Cúc đã phải nỗ lực không ngừng, luôn tiên phong trong vấn đề chất lượng, hướng đến mục tiêu mang lại nguồn thực phẩm an toàn cho cộng đồng.

Kể về hành trình làm rau thủy canh, bà Cúc cho hay vào tháng 10-2014, khi Công ty Rijk Zwaan (chuyên về giống cây trồng của Hà Lan) tổ chức tập huấn tham quan mô hình trồng cà chua khổng lồ ở Malaysia, bà đã tận mắt chứng kiến và được chia sẻ về kỹ thuật canh tác rau thủy canh. Trở về Việt Nam, bà quyết tâm làm thử.

“Người đi đầu bao giờ cũng khó. Vốn thì tôi không ngại vì đã được ngân hàng tin tưởng cho vay, cũng không phải lo về đầu ra sản phẩm vì đã có Metro sẵn sàng bao tiêu. Về kỹ thuật trồng cũng đã có chuyên gia Hà Lan hướng dẫn. Khó nhất chính là xây dựng hệ thống dàn trồng thủy canh. Hệ thống này hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, tại Đà Lạt chưa ai biết. Mọi thứ từ nước, điện, hầm tưới, hệ thống dàn… đều phải tự mò mẫm và phải trả giá không ít. Chưa kể việc sử dụng phân bón hóa học 100%, bản thân tôi cũng lo ngại sẽ tồn dư trong cây rau. Song, khi thu hoạch, đưa rau đi kiểm nghiệm, tôi mới hiểu với kỹ thuật của nước ngoài, lượng phân bón cung cấp cho cây được tính toán kỹ, đủ cho cây phát triển chứ không tồn dư. Vì vậy, mọi chỉ tiêu luôn dưới ngưỡng cho phép nhiều lần” – bà Cúc tiết lộ.

Đã có rất nhiều người đến vườn rau của bà để tham quan và học hỏi kinh nghiệm trồng rau thủy canh
Đã có rất nhiều người đến vườn rau của bà để tham quan và học hỏi kinh nghiệm trồng rau thủy canh

Hiện mỗi ngày bà Cúc cung ứng ra thị trường khoảng 500kg xà lách thủy canh, gồm 18 loại, chủ yếu bán ở các chuỗi siêu thị Metro, BigC, Vinmart... và tăng lên 700-800 kg/ngày vào những ngày trước Tết.

Theo bà Cúc, cái khó nhất lúc này là đầu tư ban đầu cho rau thủy canh quá lớn. Làm rau hữu cơ hoặc rau an toàn chỉ cần nhà lồng khoảng 150 triệu đồng/sào, trong khi rau thủy canh cần đến 700-800 triệu đồng/sào, gấp 5-6 lần. Giá rau bán ra tùy thời điểm có cao hoặc thấp hơn rau ngoài thị trường.

“Tôi không so sánh giá rau thủy canh với rau trên thị trường vì giữa công ty tôi và các nhà phân phối thỏa thuận giá để người tiêu dùng có thể mua được. Tuy vậy, cũng khó tính toán lợi nhuận của mô hình này vì chi phí đầu tư quá lớn, khấu hao kéo dài” - bà Cúc bày tỏ.

 

Bà Phạm Thị Thu Cúc:

Phải đam mê mới thành công!

Tôi bén duyên với nghề nông và phát hiện mình đam mê nghề này khá muộn màng. Nhưng trong suy nghĩ của mình, tôi luôn mong muốn góp phần đưa thực phẩm an toàn lên mâm cơm của mỗi nhà và tuyên truyền cho nhiều người biết về rau sạch. Tới đây, Rừng hoa Bạch Cúc sẽ xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, mục đích chính nhằm giới thiệu cho người dân – du khách biết các mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Từ thực tiễn của mình, tôi nghiệm ra rằng làm nông nghiệp – nhất là nông nghiệp công nghệ cao, muốn thành công phải thực sự đam mê. Nông nghiệp không dễ thành công nếu không có đam mê. Nếu có tiền, kỹ thuật nhưng không có đam mê thì chưa đủ. Phải yêu, phải hiểu và lao vào làm thực tế thì mới thành công được.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo