xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo vệ người tiêu dùng: Cần đa dạng tổ chức hội

THANH NHÂN

Hoạt động của các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay còn rất mờ nhạt, chưa đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng của xã hội

Vai trò của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng đã được xã hội hóa trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định 99/2011/NĐ-CP. Luật đã dành riêng một chương nói về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng.
Luật cũng quy định rõ các tổ chức này được giao thực hiện một số nhiệm vụ gắn liền với nhiệm vụ của Nhà nước và được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước... Thế nhưng, thực tế hoạt động của các hội bảo vệ người tiêu dùng vẫn còn khá èo uột.

Hết muốn khiếu kiện

Thống kê của các văn phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại TPHCM cho thấy những năm gần đây, số vụ khiếu nại đến các văn phòng năm sau giảm hơn năm trước. Năm 2010, Văn phòng phía Nam – Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) tiếp nhận 158 vụ, giảm 23 vụ so với năm 2009; Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TPHCM cũng chỉ tiếp nhận được 98 vụ khiếu nại liên quan đến chất lượng hàng hóa dịch vụ…
Trong năm 2011 và nửa đầu năm 2012, Vinastas phía Nam tiếp nhận 258 vụ, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TPHCM tiếp nhận 198 vụ. Con số này quá thấp, phản ánh thực tế người tiêu dùng không mặn mà lắm với chuyện khiếu nại, kiện cáo.
Theo các văn phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, số vụ khiếu nại giảm không phải vì chất lượng hàng hóa, dịch vụ tốt lên, hiện tượng gian lận trong kinh doanh không còn... mà chủ yếu là do người tiêu dùng không muốn khiếu kiện.
Ngoài những lý do không lưu giữ hóa đơn chứng từ, không tìm hiểu kỹ về sản phẩm… nên không đủ cơ sở khiếu nại, phần lớn người tiêu dùng còn có tâm lý ngại phiền hà, sợ mất thời gian và quan trọng nhất là mù mờ về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, e ngại khiếu nại, khiếu kiện rắc rối mà không mang lại hiệu quả gì.
img
Ngày càng ít người đến khiếu nại tại Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh: NAM MINH
Bởi lẽ, khá nhiều trường hợp, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng tiếp nhận khiếu nại, tổ chức hòa giải nhưng đơn vị bị khiếu nại không tham gia hoặc cử người không có trách nhiệm, thẩm quyền đến… khiến hòa giải không thành. Người tiêu dùng đành bỏ cuộc.

Sau một năm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào thực tiễn, mặc dù trên lý thuyết, hoạt động của các hội được mở rộng hơn rất nhiều nhưng thực tế, một số hội vẫn dừng lại ở việc hòa giải các vụ tố giác, khiếu nại của người tiêu dùng. Hầu như chưa có trường hợp nào hội đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện ra tòa...

Nâng cấp các tổ chức hội

Theo các luật sư, tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật… có rất nhiều cơ quan của nhà nước và các tổ chức phi chính phủ tham gia bảo vệ người tiêu dùng. Các hội này có nguồn kinh phí dồi dào, có tiếng nói quyết định và bảo vệ người tiêu dùng đến… “tận răng”.

Trong khi đó, tại Việt Nam, hoạt động của hội bảo vệ người tiêu dùng đều đang gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế. Theo  luật gia Phan Thị Việt Thu, Trưởng Phòng Khiếu nại người tiêu dùng – Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TPHCM, vì không có kinh phí (hội nhiều lần kiến nghị UBND TPHCM cấp kinh phí hoạt động nhưng không được chấp thuận), hội không thể tiến hành các xét nghiệm, kiểm nghiệm hoặc những điều tra, khảo sát cần thiết để làm căn cứ khởi kiện doanh nghiệp xâm hại quyền lợi người tiêu dùng (như trường hợp Vedan xả thải, vụ sữa dỏm…).
Ngay cả kêu gọi người tiêu dùng tẩy chay hàng hóa kém chất lượng, hội cũng không có quyền thực hiện. Nhiều trường hợp hòa giải bất thành, hội chuyển hồ sơ cho các cơ quan chức năng nhưng họa hoằn lắm mới có phản hồi tích cực...  Chính những thực tế này khiến vai trò của các hội bảo vệ người tiêu dùng trở nên mờ nhạt.
Từ thực tế như trên, thời gian qua đã có nhiều ý kiến tranh luận xung quanh hoạt động của hội. Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cũng đã thừa nhận các tổ chức này hiện là tổ chức xã hội tự nguyện, không có ngân sách hoạt động, không có nguồn thu cố định mà phải sống nhờ vào các mạnh thường quân, chủ yếu do cán bộ hưu trí điều hành, điều kiện hoạt động sơ sài…
Cho nên, việc cần làm hiện nay là nâng cấp các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cấp kinh phí cho các tổ chức này hoạt động và thu hút đội ngũ nhân lực giỏi, tâm huyết để đủ lực, đủ sức đảm đương nhiệm vụ bảo vệ, khởi kiện thay người tiêu dùng. Song song đó, cần tạo điều kiện để nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra đời nhằm gia tăng sức mạnh, bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả hơn.

Thiếu đồng bộ

Tại hội thảo “Nhìn lại một năm triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” tổ chức giữa tháng 7-2012, ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh, cho rằng hiện các địa phương giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho nhiều đầu mối khác nhau như chi cục QLTT, phòng kinh tế quận, huyện, phòng pháp chế… nên gây ra sự đứt quãng, thiếu đồng bộ trong biện pháp và hành động, làm giảm hiệu lực quản lý của chính quyền.
Ngoài ra, một số cán bộ làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa thạo nghề, thiếu kiến thức pháp luật, kiêm nhiệm nên ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo