xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ trần 15% vẫn khó “kích” quảng cáo

THANH NHÂN

Phần lớn doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tài chính hạn hẹp nên không hào hứng khi nhà nước quy định “bỏ mức trần chi phí quảng cáo”

Theo quy định cũ, mức trần chi cho quảng cáo, tiếp thị... của doanh nghiệp (DN) bị khống chế ở mức 15% tổng chi phí. Luật sửa đổi, bổ sung các luật về thuế có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 bỏ quy định này song vẫn chưa  được nhiều DN đón nhận.

Tiền đâu mà xài!

Dù nhìn nhận chính sách bỏ trần quảng cáo là một động thái tích cực, tạo niềm tin cho DN trong việc cải cách thủ tục hành chính nhưng nhiều DN cho biết chưa thể xoay xở gì trong thời gian này. Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan), cho rằng nguồn lực tổ chức thị trường của DN hạn chế, nếu tăng chi cho quảng cáo thì phải cắt lại các khoản chi khác như lưu thông, bán hàng..., có thể dẫn đếu hậu quả giảm sức cạnh tranh của DN.

Ngoài ra, phần lớn DN là DN nhỏ và vừa, tài chính hạn hẹp, chi nhiều hơn cho quảng cáo cũng là muối bỏ biển so với các DN lớn. Do đó, nhiều DN nhỏ cho biết họ không được hưởng lợi gì từ quy định này là có cơ sở.

Nhờ nguồn lực tài chính mạnh, các thương hiệu ngoại “mua chỗ” hầu hết các vị trí quảng cáo đắc địa ở trung tâm TP HCMẢnh: TẤN THẠNH

Nhờ nguồn lực tài chính mạnh, các thương hiệu ngoại “mua chỗ” hầu hết các vị trí quảng cáo đắc địa

ở trung tâm TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

“DN phải tùy năng lực của mình mà cân đối nhiều yếu tố bên trong từ sản xuất, kinh doanh đến thị trường để có kế hoạch chi hợp lý. Vissan cũng chưa quyết định có tăng chi cho quảng cáo hay không vì rất khó đo lường hiệu quả của việc tăng chi cho quảng cáo đối với DN, nhất là đang trong giai đoạn kinh tế khó khăn, DN phải bảo đảm lợi nhuận cuối năm” - ông Mười nói.

Thực tế hiện nay, nhiều DN nhỏ và vừa dành kinh phí rất ít cho quảng cáo, khuyến mãi, tiếp tân. Thay vì dành ngân sách đầu tư quảng bá thương hiệu thì các DN này chủ yếu chọn thị trường ngách với những khách hàng quen thuộc và dồn chi phí cho phân phối, bán hàng.

Ông Nguyễn Trí Kiên, Tổng Giám đốc Công ty May túi xách Minh Tiến (Miti), cho biết làm ăn ngày càng khó, túi tiền của công ty hạn chế nên mỗi năm chỉ dành vài phần trăm cho quảng cáo, khuyến mãi. Theo ông Kiên, việc giữ hay bỏ trần quảng cáo không ảnh hưởng trực tiếp đến công ty vì nhà nước có cho phép chi cho quảng cáo tăng 40%-50% ông cũng không dám bung thêm tiền vào đó.

“Chỉ có những DN lớn được hưởng lợi từ chính sách này bởi họ càng rộng tay chi cho quảng cáo, làm thương hiệu thì độ phủ càng tăng. Ngược lại “đất sống” của DN nhỏ càng thu hẹp lại” - ông Kiên nhận định.

Chính sách lỡ nhịp

Vì cho rằng không được hưởng lợi gì, thậm chí có thể là bất lợi từ chính sách bỏ trần quảng cáo nên nhiều DN không quan tâm hoặc không hào hứng tìm hiểu quy định này. Theo giám đốc một DN, lâu nay DN nhỏ và vừa có tài chính hạn hẹp nên không mạnh tay làm quảng cáo; giờ tình hình càng khó khăn hơn, nhiều DN không có tiền thì lấy gì trả cho quảng cáo.

Thực tế cũng cho thấy lâu nay các DN FDI hoạt động trong lĩnh vực thương mại khi đưa hàng vào Việt Nam đều được công ty mẹ ở nước ngoài rót chi phí để làm thương hiệu, quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng... Số tiền này đều được tính là chi phí hợp lý, nhà nước không kiểm soát được. Như vậy, việc bỏ trần quảng cáo cũng không tác động nhiều đến DN lớn và DN ngoại.

Theo ông Nguyễn Quý Cáp, Chủ tịch Hội Quảng cáo TP HCM, mặc dù chưa có số liệu chính thức về tăng trưởng của ngành quảng cáo TP HCM nhưng chỉ cần nhìn vào số trang quảng cáo của các tờ báo lớn và những bảng quảng cáo lớn trên đường bị bỏ trống cũng có thể đánh giá phần nào bức tranh quảng cáo hiện nay.

Dưới góc nhìn từ Hiệp hội DN TP HCM, ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch hiệp hội, cho rằng việc bỏ trần quảng cáo sẽ tác động tích cực, giúp DN xây dựng thương hiệu để gia tăng sức cạnh tranh trong thời gian tới. Dĩ nhiên, sử dụng cơ hội này thế nào tùy thuộc vào khả năng, nguồn lực và chiến lược của từng DN.

“Tiếc là chính sách ra quá trễ, hầu hết DN đã cạn kiệt nguồn lực tài chính, có muốn cũng không làm gì được. Lẽ ra, trong giai đoạn DN còn khỏe mạnh, ăn nên làm ra, nếu được bỏ trần quảng cáo thì nhiều DN nội địa sẽ tận dụng cơ hội để tăng đầu tư cho thương hiệu và làm thương hiệu nhiều hơn” - ông Văn Đức Mười nói.

Được chút nào mừng chút đó

Là DN trong nước nhiều năm liền bị phạt vì chi quảng cáo vượt khung quy định, Công ty CP Dược Hậu Giang đang thở phào nhẹ nhõm vì thoát được án phạt này trong năm 2015.

Bà Phạm Thị Việt Nga, Tổng Giám đốc công ty, cho biết hiện công ty chưa có kế hoạch tăng chi cho quảng cáo nhưng trước mắt sẽ đỡ tốn tiền đóng phạt.

“Làm ăn ngày càng khó, nhà nước gỡ vướng được chút nào thì DN mừng chút đó. Chính sách có rồi nhưng DN chưa dám “cựa quậy” gì mà còn chờ hướng dẫn thực hiện và các thủ tục kèm theo (thời gian khuyến mãi, quảng cáo, chi phí hợp lý...)” - bà Nga nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo