xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Chẩn bệnh" ngân hàng qua đơn từ nhiệm

Theo Quốc Dũng (TTVN)

Năm 2012 có thể được xem là “năm từ nhiệm” khi hàng loạt các sếp lớn ngân hàng thi nhau xin về hưu. Dễ nhận thấy, trong hàng loạt các lá đơn từ nhiệm của các sếp lớn ngành ngân hàng. Lý do từ nhiệm thường là sức khỏe, vấn đề cá nhân và đều được các ngân hàng nhanh chóng chấp nhận.

Có thể thấy khi các sếp lớn đổ bệnh thì “bệnh” của ngân hàng cũng lộ ra.

Khởi đầu từ ngày 19-9-2012, ông Trần Xuân Giá, đang giữ chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB có đơn từ nhiệm và đã được ngân hàng ACB chấp thuận. Lý do mà ông Giá đưa ra là vấn đề sức khỏe, ông cho biết mình bị ung thư đã lâu và cần phải tập trung điều trị. Cùng gửi đơn từ nhiệm với ông Giá, có 2 vị cán bộ cao cấp khác của ACB là ông Lê Vũ Kỳ, Phó Chủ tịch HĐQT và ông Trịnh Kim Quang, Phó Chủ tịch HĐQT.

Cùng với 3 vị lãnh đạo của ACB, ông Phạm Trung Cang cũng xin từ bỏ vị trí Phó chủ tịch HĐQT Eximbank vì lý do cá nhân.
 
Cả ACB, Eximbank đều ngay lập tức chấp thuận từ bỏ đi những thành viên cốt cán của mình.
 
Một tuần sau đơn nghỉ việc, ông Giá nhận được quyết định khởi tố của Bộ Công an. Cả 3 nhân sự cao cấp của ACB vừa từ nhiệm đều bị khởi tố tội "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế". Ông Cang cũng bị khởi tố với tội danh tương tự.
 
img
Nguyên Chủ tịch HĐQT Sacombank
 
Bệnh tình của ông Giá nặng nhẹ thế nào thì vẫn chưa rõ, nhưng với cáo buộc của cơ quan điều tra về sai phạm của ông Giá trong thời gian điều hành, ai cũng thấy rằng ACB cũng có “bệnh”.
 
Tuy nhiên, chỉ ít phút sau khi thông tin ông Trần Xuân Giá, Cựu Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng ACB bị khởi tố, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó TGĐ Ngân hàng ACB đã lên tiếng với báo giới: Việc ông Giá bị khởi tố hoàn toàn không ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng ACB bởi “ông Giá đã từ nhiệm nên không còn liên quan tới ngân hàng ACB nữa".
 
Mới tuần trước, một nhân vật nổi tiếng khác trong giới ngân hàng là ông Đặng Văn Thành cũng xin từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Sacombank. Trong thư viết tay, ông Đặng Văn Thành bộc bạch rằng, lý do từ nhiệm là “sức khỏe và chuyện riêng”.

Sau đó, ông Thành tiếp tục từ nhiệm thành viên HĐQT của Sacombank kể từ ngày 5-11. Trong đó, lý do từ nhiệm là vì sức khỏe và chuyện riêng lại được nêu ra.
 
Ngay sau khi có thông tin ông từ nhiệm thì chỉ 1 ngày sau, ông Đặng Văn Thành và con trai là Đặng Hồng Anh đã được cơ quan điều tra của Bộ Công an triệu tập điều tra.

Ông Phạm Hữu Phú – người thay thế ông Thành trong vai trò chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết: “Việc thay Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank đã có chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên, do một số cổ đông đề nghị ông Thành tiếp tục giữ chức vụ này cho đến hết thời gian mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thanh tra Sacombank nên đề nghị của ông Thành chưa được HĐQT chấp thuận.
 
Đến ngày 5-10, quá trình thanh tra Sacombank kết thúc. Sau khi cơ quan công an mời ông Thành lên làm việc, Hội đồng quản trị có cuộc họp và thống nhất bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị theo đề nghị của ông Thành trước đây”.
 
Đến đây người ta mới vỡ lẽ ra các sếp lớn đều đổ bệnh cùng lúc với ngân hàng. Những lá đơn từ nhiệm với lý do sức khỏe không tốt chỉ vài ngày sau lại tố cáo chính sức khỏe của các ngân hàng.
 
Các lãnh đạo sau khi xin từ nhiệm đều bị cơ quan điều tra triệu tập do có dính dáng đến pháp luật với những sai phạm trong thời gian điều hành, điều đó cho thấy bản thân các ngân hàng cũng có “bệnh” từ lâu.
 
Những người như ông Giá, ông Thành đều có thể xem là những trụ cột, là những công thần với tên tuổi đi liền với ngân hàng.
 
Với ACB, ông Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư, bắt đầu giữ vị trí chủ tịch HĐQT ACB từ năm 2008 đến ngày 18-9-2012. Ông là người có nhiều đóng góp lớn cho nền kinh tế, từng xây dựng và triển khai Luật Doanh nghiệp, tấm ảnh hưởng và vai trò của ông trong việc điều hành ACB là không phải bàn cãi.
 
Còn với ông Thành là người sáng lập ra Sacombank và đã có công rất lớn trong việc đưa ngân hàng này trở thành một trong những ngân hàng TMCP lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Có thể nói đối với ông Thành, cái tên Sacombank không chỉ có giá trị về vật chất mà còn mang một giá trị tinh thần rất lớn.

Vai trò lớn như vậy, những sai phạm của ông Giá, ông Thành, nếu có, không thể không liên quan đến ACB hay Sacombank như đại diện mới của các ngân hàng này lên tiếng.
 
Cụ thể sai phạm thế nào, cơ quan điều tra vẫn tiếp tục làm rõ. Tuy nhiên, có thể thấy trong các trường hợp trên, mặc dù các ngân hàng đều lên tiếng rằng những người đã từ nhiệm không liên quan và không ảnh hưởng gì đến hệ thống ngân hàng, nhưng những tội danh mà họ phải nhận cũng cho thấy sức khỏe của các ngân hàng này rõ ràng đang có vấn đề, và những “căn bệnh” chỉ trực chờ phát ra cùng với lá đơn từ nhiệm của người lãnh đạo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo