xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chặn "bong bóng" bất động sản

Nhóm phóng viên

Tình trạng "sốt" đất đang diễn ra ở khắp nơi có thể dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, thiệt hại cho nền kinh tế

Loạt bài "Sốt đất khắp nơi" của Báo Người Lao Động khởi đăng từ ngày 22 đến 25-3, phản ánh từ đầu năm 2021, tại nhiều địa phương xuất hiện những cơn sốt đất bất thường. Thậm chí, một số nhà đầu tư, người môi giới bất động sản (BĐS) lợi dụng các thông tin về quy hoạch; việc ban hành bảng giá đất mới; việc sáp nhập, nâng cấp đơn vị hành chính… để tung tin đồn thổi, mua đi bán lại BĐS, lôi kéo người dân tham gia giao dịch BĐS. Từ đó, đẩy giá BĐS lên cao để trục lợi, dù nhiều giao dịch BĐS như quyền sử dụng đất, nhà ở chưa bảo đảm điều kiện pháp lý cũng được đưa vào kinh doanh, giao dịch.

Sau khi Báo Người Lao Động khởi đăng loạt bài này, cùng với sự tham gia phản ánh của nhiều cơ quan báo chí, Bộ Tài nguyên và Mội trường (TN-MT), Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đề nghị tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh. Văn bản của Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương theo dõi nắm bắt thông tin, có biện pháp kịp thời nhằm ổn định thị trường BĐS, không để xảy ra tình trạng sốt giá, "bong bóng" BĐS trên địa bàn. 

Đồng thời, công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án BĐS, đặc biệt là những dự án lớn; việc sáp nhập, nâng cấp đơn vị hành chính… nhằm minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ, đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp…

Chặn bong bóng bất động sản - Ảnh 1.

Ôtô đậu dọc đường vào xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận lúc giới đầu cơ thổi giá đất khu vực này vào tháng 3-2021. Ảnh: HỢP PHỐ

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3-2021 tổ chức vào ngày 31-3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng đề nghị chấn chỉnh tình hình này. Ông Mai Tiến Dũng cho rằng hiện tượng sốt đất bất thường này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế, là một trong những vấn đề cần quan tâm nhiều hơn thời gian tới.

Đặc biệt, trước phản ánh của báo chí, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TN-MT phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu về việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đất phục vụ điều tiết thị trường BĐS, đưa giá đất về đúng giá trị thực.

Thực hiện theo chỉ đạo, các địa phương cũng đã và đang triển khai các biện pháp quản lý, kiểm soát giá đất. Tại Hà Nội, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Thông báo số 180-TB/TU về kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương chỉ đạo đối với Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỉ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở). 

Trước việc giá đất ở các khu vực quy hoạch có chiều hướng tăng mạnh, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu cấp ủy, UBND các quận, huyện tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đô thị, trật tự xây dựng; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng quy hoạch để có các hành vi vi phạm để trục lợi chính sách về đất đai, đầu cơ đất đai, xây dựng các công trình trái phép, gây mất ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.

Tại TP Đà Nẵng, đại diện Sở TN-MT cho biết qua khảo sát tại một số công ty môi giới BĐS thì giá đất hiện nay tăng khoảng 5%-10% so với trước Tết Tân Sửu 2021. Sở TN-MT TP sẽ tiếp tục nắm tình hình để có biện pháp ngăn chặn nạn đầu cơ, tạo "sốt ảo" để trục lợi, gây mất trật tự về quản lý đất đai trên địa bàn.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm "Tỉnh táo trong cơn sốt đất"

Sau loạt bài "Sốt đất khắp nơi" khởi đăng từ ngày 22 đến 25-3, hôm nay (8-4), tại Hội trường Báo Người Lao Động, Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm "Tỉnh táo trong cơn sốt đất".

Tọa đàm nhằm lắng nghe ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia, DN về tình hình giá đất tăng đột biến, bất thường trong thời gian gần đây; qua đó đề xuất biện pháp chấn chỉnh nhằm phát triển bền vững thị trường BĐS, hạn chế tình trạng thổi giá, đầu cơ, trục lợi, gây ra nhiều hệ lụy cho phát triển kinh tế, tác động tiêu cực đến các chính sách an sinh xã hội.

Dự kiến tọa đàm có sự tham gia của đại diện Ngân hàng Nhà nước, Sở TN-MT TP HCM, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP HCM cùng giới chuyên gia về BĐS, luật sư. Đặc biệt, tọa đàm có sự tham gia của lãnh đạo 11 DN BĐS gồm: Công ty BĐS Đại Phúc (Đại Phúc Land), Công ty Insee Việt Nam, Công ty Nhã Đạt, Công ty CP Đầu tư LDG, Phú Đông Group, Công ty CP Đầu tư BĐS Thiên Minh, Công ty BĐS Danh Khôi, Công ty VNO, Công ty BĐS Việt An Hòa, Công ty BĐS Ngọc Châu Á, Công ty BĐS Đại Thắng.

Chặn bong bóng bất động sản - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo