xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chọn công nghệ xử lý chất thải phù hợp

LONG GIANG

Chọn đúng công nghệ xử lý chất thải phù hợp cho từng địa phương là việc làm cấp bách, không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Tại Việt Nam, lượng chất thải rắn đô thị lên đến 11,5 triệu tấn/năm, dự báo đến năm 2020 là 30 triệu tấn/năm, năm 2025 là 40 triệu tấn/năm. Xử lý bằng chôn lấp, ủ sinh học làm phân hữu cơ và công nghệ đốt mới có gần đây. Hiện có khoảng 26 nhà máy xử lý chất thải rắn, tập trung tại các đô thị lớn, với tổng công suất thiết kế khoảng 5.000 tấn/giờ. Sản phẩm sau xử lý chủ yếu là mùn hữu cơ, nguyên liệu để sản xuất gạch block. Có 458 bãi chôn lấp, trong đó có 121 bãi hợp vệ sinh, số còn lại chôn lấp không hợp vệ sinh.

Nhiều dự án xử lý rác đầu tư vốn lên đến hàng ngàn tỉ đồng nhưng rất ít dự án thành công, không phát huy được hiệu quả. Tại TP HCM, Hà Nội mỗi ngày lượng rác thải lên đến 8.000 tấn, cần hàng ngàn tỉ đồng để xử lý.

Theo TS Nguyễn Đình Hậu, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, trên thế giới việc lựa chọn áp dụng công nghệ phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia. Tại Hà Lan 35% xử lý rác bằng công nghệ đốt, 60% chất thải rắn được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Còn Nhật Bản 72,8% xử lý bằng công nghệ đốt, Mỹ 67% xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng. Riêng Trung Quốc trước năm 2000 hầu như chôn lấp, gần đây phát triển công nghệ đốt có thu hồi năng lượng.

Được biết, hiện có 7 quốc gia đã chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Một số thiết bị, công nghệ nhập từ một số nước tiên tiến như Mỹ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Đan Mạch, Bỉ, Pháp. Chủ yếu là công nghệ ủ sinh học làm phân hữu cơ và công nghệ đốt. Hiện có 5 công nghệ xử lý chất thải rắn của Việt Nam được Bộ Xây dựng công nhận gồm 2 công nghệ ủ sinh học làm phân hữu cơ, 1 công nghệ MBT-CD.08 tạo viên nhiên liệu RDF và 2 công nghệ đốt.

Còn theo Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, cả nước có khoảng 40 cơ sở xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ủ sinh học nước ngoài và trong nước . Tuy nhiên, việc quản lý, vận hành bảo dưỡng  hệ thống dây chuyền khá phức tạp, hiệu quả hoạt động thấp, đầu tư lớn, sản phẩm phân bón khó tiêu thụ, khó khống chế được ô nhiễm. Công nghệ nước ngoài phần lớn không phù hợp do điều kiện không phù hợp về chất thải rắn (thời tiết, thói quen sinh hoạt). Do đó, cần phải chủ động nguồn trong nước. Tuy nhiên, nguồn này chưa giải quyết triệt để, còn nhiều bất cập phải hoàn thiện công nghệ mới có khả năng nhân rộng.

Chiến lược xử lý rác 3RVE của các quốc gia tiên tiến gồm giảm thiểu, sử dụng lại, tái sinh, nâng cao giá trị, thải bỏ. Việc tìm kiếm công nghệ xử lý rác phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện đang cấp bách để giải quyết lượng rác khổng lồ ngày càng gia tăng là bài toán đau đầu. TS Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ, cho biết việc tìm kiếm các giải pháp mới, thiết bị công nghệ phù hợp để tham mưu cho Bộ Khoa học và Công nghệ và Chính phủ để tiến tới việc kiến nghị ngưng áp dụng công nghệ chôn lấp tập trung.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo