xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cổ phiếu "vua" đã trở lại

Sơn Nhung-Thái Phương

Thị trường chứng khoán khởi sắc và bức tranh lợi nhuận ngân hàng khả quan khiến nhóm cổ phiếu từng được xem là "vua" một thời đang sôi động hơn bao giờ hết

Rất nhiều cổ phiếu ngân hàng (NH) đang có giá cao nhất từ khi niêm yết hoặc tiến dần tới mức đỉnh lịch sử, như: VCB 58.800 đồng/cổ phiếu, CTG 25.6500 đồng, ACB 40.000 đồng, BID 27.600 đồng, MBB 28.150 đồng, STB 16.500 đồng, EIB 15.000 đồng… Trong bối cảnh đó, hàng loạt NH thương mại cũng đua nhau lên sàn để hưởng lợi từ sức nóng của thị trường,

Đua nhau lên sàn

Gần đây nhất, NH TMCP Phát triển TP HCM (HDBank) đã đưa hơn 980 triệu cổ phiếu HBD lên sàn HoSE vào ngày 5-1 với giá tham chiếu 33.500 đồng/cổ phiếu. Đến ngày 11-1, HBD đã vọt lên 42.500 đồng/cổ phiếu, đồng thời được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 700 tỉ đồng chỉ sau 2 ngày chào sàn.

Cổ phiếu vua đã trở lại - Ảnh 1.

Cổ phiếu vua đã trở lại - Ảnh 2.

Cổ phiếu vua đã trở lại - Ảnh 3.

Hoạt động kinh doanh khả quan, thị trường chứng khoán khởi sắc, hàng loạt ngân hàng đã đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch Ảnh: LINH ANH

HDBank là cái tên đầu tiên lên sàn trong năm 2018. Trước đó, hàng loạt NH khác đã lên sàn trong năm 2017 - nhiều nhất kể từ năm 2008 - như VPBank, BacABank, LienVietPostBank, Kienlongbank, VIB… Thị trường cũng đang chờ đợi những cái tên tiếp theo, như TPBank. Cổ phiếu những NH này dù mới lên sàn và được định giá khá cao so với các NH đã niêm yết nhưng vẫn được giới đầu tư liên tục săn đón. Chính sức nóng của nhóm cổ phiếu này đã góp phần đẩy VN-Index dễ dàng vượt qua mốc 1.000 điểm trong những ngày đầu năm 2018.

Một số NH trước khi niêm yết đã chào bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và thu về hàng trăm triệu USD. HDBank đã bán 21,5% vốn cổ phần cho nhà đầu tư ngoại, thu về gần 300 triệu USD. VPBank cũng hoàn tất thương vụ huy động 250 triệu USD trước khi lên sàn từ việc chào bán cổ phần trong năm ngoái.

Nói về việc lên sàn ngay đầu năm 2018, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch HDBank, cho rằng lựa chọn niêm yết trên HoSE, NH góp phần nâng cao mức vốn hóa, tính thanh khoản của thị trường, mang đến cơ hội tiềm năng cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. HDBank đã chuẩn bị mọi nền tảng cho kế hoạch 2017-2021 với tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm, lợi nhuận tăng 37%/năm. Trong 10 năm qua, tổng tài sản của NH này đã tăng 18 lần.

Theo kế hoạch, LienVietPostBank sẽ lên sàn chính thức trong 6 tháng đầu năm nay sau khi chào sàn UPCoM từ tháng 10-2017. Ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, cho biết việc lên sàn là để minh bạch khi có nhiều người giám sát hơn, giúp NH tốt hơn. Với mạng lưới hiện có, được nhiều tổ chức tài chính nước ngoài quan tâm, khi đã sở hữu mạng lưới lớn, LienVietPostBank sẽ thuận lợi cho bán lẻ và huy động vốn. NH này dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng bình quân khoảng 30%/năm về cả nguồn và sử dụng vốn.

Sẽ còn tăng mạnh

Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường chứng khoán khởi sắc, nhóm cổ phiếu NH bứt phá trở lại và bức tranh lợi nhuận NH khả quan giúp nhiều NH yên tâm lên sàn. Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán SJC, nhận định việc các NH đua nhau lên sàn là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, hầu hết các NH đều đã là công ty đại chúng, bắt buộc phải lên sàn theo quy định của NH Nhà nước.

"Lên sàn cũng là để minh bạch thông tin, tạo thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Cổ phiếu NH lâu nay vẫn là nhóm cổ phiếu "vua". Thời gian qua, khi kinh tế suy thoái, cổ phiếu "vua" cũng thoái trào. Hiện tại, nền kinh tế đã ổn định, các cổ phiếu NH bứt phá trở lại là điều đương nhiên. Lợi nhuận năm 2017 của các NH tăng trưởng khá…" - ông Tuấn nhận xét.

Năm 2017, tăng trưởng tín dụng ở mức 18,17%. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tín dụng giữ tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong 3 năm liên tiếp từ 2015 đến nay. Dự báo năm 2018, tín dụng có khả năng tiếp tục đà tăng trưởng ổn định khoảng 18%-19%. Tín dụng tăng tốt trong mấy năm qua giúp nhiều NH thương mại đạt lợi nhuận khả quan, thậm chí vượt kế hoạch đề ra là yếu tố khiến cổ phiếu NH tăng mạnh. Đồng thời, sau nhiều năm "vật lộn" với nợ xấu và trích lập dự phòng, nhiều NH đã "khỏe" lên khi nợ xấu giảm và thị trường bất động sản hồi phục. Một số cổ phiếu như BID (BIDV), VCB (Vietcombank) gần đây tăng giá mạnh nhưng vẫn chưa tương xứng so với mức lợi nhuận khả quan của các NH này.

Ngay cả một số cổ phiếu NH chưa niêm yết như OCB, TPBank… cũng tăng vượt bậc. Các NH này quy mô còn nhỏ, hoạt động kinh doanh dễ kiểm soát rủi ro nên hoạt động ổn định, lợi nhuận tốt… "Dự báo năm 2018, cổ phiếu NH sẽ còn tốt hơn bởi tăng trưởng GDP dự báo tốt hơn năm ngoái" - ông Tuấn nhìn nhận.

Ông Andy Hồ, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Vinacapital, cho rằng bức tranh ngành NH đang tốt lên khi nền kinh tế được dự báo tiếp tục tăng trưởng, thanh khoản NH cao và nợ xấu giảm. Đổi lại, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt và sự phân hóa sẽ sâu sắc hơn nếu mỗi NH không tìm dịch vụ đem lại giá trị gia tăng nổi bật cho khách hàng. Thị trường chứng khoán đang tốt lên cũng giúp nhóm cổ phiếu NH hấp dẫn hơn. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo