xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đà Nẵng đâu dễ thành thiên đường nghỉ dưỡng

TRẦN THƯỜNG

Các doanh nghiệp du lịch ở TP Đà Nẵng than phiền bị cán bộ thuế làm “khó dễ”, công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước quá nhiều và chồng chéo

Tại “Diễn đàn Du lịch Đà Nẵng mùa xuân 2016” do Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) TP Đà Nẵng tổ chức chiều 25-3, nhiều bất cập, vướng mắc đã được doanh nghiệp phản ánh đến lãnh đạo địa phương.

Hạn chế và thách thức

Ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL TP Đà Nẵng, cho biết ngành du lịch địa phương đã chuyển biến mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của TP. Trong giai đoạn 2011-2015, lượng du khách đến Đà Nẵng tăng trưởng bình quân 20,14%/năm, tổng doanh thu từ du lịch tăng bình quân 30,7%/năm.

Năm 2015, tổng lượt khách đến Đà Nẵng đạt 4,68 triệu lượt, đứng thứ tư cả nước. Tính đến cuối năm 2015, Đà Nẵng có 74 dự án đầu tư vào du lịch, dịch vụ với tổng vốn 8.420 triệu USD. Sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, môi trường du lịch ổn định, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường được duy trì và ngày càng cải thiện...

Ông Chiến cho biết mục tiêu 5 năm tới là du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng. Xây dựng Đà Nẵng trở thành thiên đường nghỉ dưỡng, điểm đến an toàn và thân thiện... Tuy thế, ông Chiến thừa nhận ngành du lịch Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức. Cụ thể, Đà Nẵng chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng hấp dẫn khách quốc tế, dịch vụ vui chơi giải trí về đêm vẫn đơn điệu.

 

Nâng cấp hệ thống giao thông đến Đà Nẵng là một trong những kiến nghị của doanh nghiệp du lịch. Trong ảnh: Du khách nước ngoài đến Đà Nẵng qua đường hàng không Ảnh: Bích Vân
Nâng cấp hệ thống giao thông đến Đà Nẵng là một trong những kiến nghị của doanh nghiệp du lịch. Trong ảnh: Du khách nước ngoài đến Đà Nẵng qua đường hàng không Ảnh: Bích Vân

 

Đặc biệt, ngành du lịch Đà Nẵng đang đối mặt với các vấn đề như sự phát triển quá nhanh về số lượng khách sạn, nhất là khách sạn có quy mô nhỏ tạo nên sự mất cân đối, cạnh tranh không lành mạnh. Tình trạng chặt chém, bán hàng rong, ăn xin vẫn còn xảy ra. Hoạt động lữ hành trái phép của một số doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài gây ra tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Chất lượng sản phẩm dịch vụ không tương xứng với giá bán. Nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng nhu cầu và chưa chuyên nghiệp. Công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh Đà Nẵng ra thị trường nước ngoài còn hạn chế...

Ông Chiến lo ngại hội nhập ngày sâu, nhất là việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), doanh nghiệp du lịch nước ngoài sẽ đến Việt Nam cạnh tranh, trở thành thách thức rất lớn cho doanh nghiệp trong nước. “Gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Việt Nam phải thừa nhận nghề du lịch lẫn nhau và người lao động nước ngoài sẽ đến làm việc tại nước ta. Như vậy, lao động Việt có thể thua ngay trên sân nhà và cũng không thể sang các nước làm việc do yếu kém” - ông Chiến cảnh báo.

Cần liên kết, tạo thêm nguồn lực

Để du lịch phát triển, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hội Lữ hành TP Đà Nẵng, cho rằng ngoài nâng cấp hệ thống giao thông, Đà Nẵng cần liên kết sản phẩm với Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế để tạo sự hấp dẫn cao. Bên cạnh đó, tăng cường thu hút doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực du lịch để tạo thêm nguồn lực.

Ông Lê Tấn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Nam (VITOURS), đánh giá nguồn nhân lực du lịch thiếu và yếu là do hệ thống đào tạo nghề này do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý theo chương trình đào tạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo còn nhiều bất cập. Trong khi đó, cơ quan du lịch lại không có thẩm quyền tham gia. Ông Hùng đề xuất TP Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ thí điểm cho Đà Nẵng giao Sở VH-TT-DL, Hiệp hội Du lịch tham gia chương trình đào tạo du lịch.

Ông Hùng than phiền cơ chế quản lý nhà nước đang làm khó hoạt động lưu trú, như quá nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra và yêu cầu báo cáo từ cơ quan thuế, QLTT, PCCC. Ông Hùng kiến nghị nên áp dụng báo cáo một cửa, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và chỉ có đoàn này mới được phép thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh lưu trú...

Ông Trịnh Bằng Có, Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, cho biết vừa qua, một số lãnh đạo của nhiều khách sạn, nhà hàng than phiền bị cán bộ thuế làm “khó dễ”. Ông Có kiến nghị cần đánh “thuế đức” đối với cán bộ thuế. “Việc kiểm tra còn chồng chéo nội dung giữa các đoàn. Cán bộ thanh tra, kiểm tra còn moi móc những hành vi không đáng xử phạt, không đúng nội dung của quyết định thanh tra, kiểm tra” - ông Có than phiền.

Vấn đề này, ông Kiều Thế Phong, Phó Cục trưởng Cục Thuế Đà Nẵng, cho rằng rất trăn trở vì hoạt động của cơ quan thuế chưa được doanh nghiệp ủng hộ. “Phương châm của đơn vị là làm tốt công tác tuyên truyền để các doanh nghiệp hiểu rõ và giám sát ngành thuế nhằm tạo sự minh bạch để ngành thuế hoàn thiện hơn” - ông Phong nói.

 

Phải đột phá mới phát triển

Ông Lê Tấn Thanh Tùng kiến nghị TP Đà Nẵng cần có chính sách ưu đãi đầu tư và đề xuất Chính phủ có cơ chế đột phá để đẩy nhanh việc ra đời các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm và dịch vụ độc đáo như chợ đêm Đà Nẵng, xe du lịch 2 tầng mui trần, phố “đèn đỏ” lành mạnh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo