xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đánh mất lợi thế

Võ Tiến Thành

Singapore là một nước gần như nhập khẩu hoàn toàn nhưng nền kinh tế đảo quốc này vẫn mạnh, thu nhập bình quân đầu người ở mức cao nhất thế giới. Ấy là nhờ ngành thương mại - dịch vụ vững chắc, nuôi sống cả đất nước.

Việt Nam cũng là một quốc gia nhập siêu nhưng khác hẳn Singapore, nước ta là một nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số là nông dân, vì vậy nền tảng phát triển thấp, yếu và chậm.


Nhìn vào cơ cấu kinh tế nước ta, có thể thấy rằng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng. Cùng với tiềm năng dồi dào về tài nguyên nông nghiệp và nhân lực cùng những chính sách đẩy mạnh phát triển của Nhà nước, về lý thuyết, nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh, mang lại giá trị lợi ích cao từ xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, trên thực tế, nước ta vẫn nhập siêu những mặt hàng, nguyên phụ liệu vốn là thế mạnh của mình.


Theo Tổng cục Thống kê, năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 15,4 tỉ USD. Trong đó, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam dẫn đầu thế giới về sản lượng như gạo, tiêu, điều, cà phê... Tuy nhiên, ngay tại thị trường nội địa, nước ta phải nhập khẩu hầu hết các loại nông sản mà trong nước hoàn toàn có khả năng sản xuất được, trong đó có những loại là thế mạnh.


Đó là nghịch lý đầy thách thức và khó lý giải. Tại sao có “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu” mà phải tốn một lượng ngoại tệ khổng lồ để nhập gỗ, muối, rau - củ - quả?


Thử tham khảo một vài số liệu thống kê của năm 2009 dưới đây mới thấy nhức nhối.


Cả nước khoảng 200.000 con bò sữa nhưng phải nhập đến 80% nguyên liệu sữa, kim ngạch nhập khẩu hằng năm khoảng 500 triệu USD. Rau quả nhập ngoại, chủ yếu từ Trung Quốc, hằng năm đạt kim ngạch không dưới 150 triệu USD, chiếm gần 60% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của cả nước năm 2009. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập các loại nông sản, hoa quả từ Thái Lan với kim ngạch khoảng 45 triệu USD mỗi năm; ngay cả những loại nông sản chúng ta làm gia vị mỗi ngày như tiêu, hành, tỏi, ớt cũng nhập ráo trọi, phần nhiều từ Campuchia và Trung Quốc!


Cần nhớ rằng từ đầu năm 2004, Trung Quốc đã ban hành chính sách ưu đãi thuế quan cho 5.400 mặt hàng, trong đó có 600 mặt hàng nông sản. Vào thời điểm ấy, rau - củ - quả của Việt Nam xuất sang Trung Quốc rất mạnh, có thời điểm 50% rau - củ - quả tiêu dùng tại nước này được nhập từ Việt Nam. Lợi thế ấy không giữ được lâu khi Trung Quốc và Thái Lan thỏa thuận được nhiều điều khoản về giảm thuế nông sản.

Thị phần rau - củ - quả Việt Nam tại Trung Quốc từ đó dần rơi vào tay Thái Lan, và đến nay, rau - củ - quả Trung Quốc đã lội ngược dòng, tràn sang thị trường Việt Nam nhờ thuế thấp, giá rẻ, điều kiện buôn bán dễ dãi... Năm 2009, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nhiều loại củ lớn nhất vào VN với kim ngạch đạt trên 37 triệu USD, trong đó nhiều nhất là... hành và tỏi. Đáng nói, kim ngạch nhập khẩu tỏi của Việt Nam trong năm này lên đến 12,04 triệu USD, hành là 11,03 triệu USD. Thấy mà thương nông dân xứ mình!


Trong làn sóng nhập khẩu ào ạt đó, một trong những mặt hàng đáng trách nhất là phân bón. Ba tháng đầu năm 2010, nhập khẩu phân bón tăng 24%, đặc biệt là phân NPK. Theo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, trong nước vẫn đủ khả năng cung ứng nhưng các doanh nghiệp vẫn nhập. Chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm nay, lượng phân NPK nhập khẩu tăng đến 67,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009. Lý do nhập nhiều là vì... giá thấp hơn, chất lượng phân bón cao hơn và thủ tục nhập khẩu cũng đơn giản hơn!


Nông sản nhập về nhiều, chắc chắn lực lượng cuối cùng bị ảnh hưởng là nông dân. Từ thực trạng đó, Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa khâu nhập khẩu. Phải mạnh tay hơn về quy trình thông quan, cấp phép nhập khẩu và hàng rào quan thuế... Một khi chính sách xuất nhập khẩu hoàn thiện, nông sản Việt Nam sẽ lấy lại những gì đã mất, phát huy tốt nhất những gì đang có!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo