xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Du lịch phải góp phần giảm nghèo

Bài và ảnh: Trọng Đức

Trong khuôn khổ Năm APEC Việt Nam 2017, sáng 19-6, Đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững đã được khai mạc tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững APEC là sáng kiến của Việt Nam và được các thành viên APEC ủng hộ. Đối thoại nhằm thúc đẩy du lịch bền vững trong khu vực APEC, góp phần triển khai các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, trong đó vấn đề cải thiện cuộc sống của người dân được nhiều đại biểu quốc tế đặc biệt quan tâm.

Hướng tới cải thiện mức sống người dân

Tham dự phiên khai mạc có ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TH-DL); TS Alan Bollard, Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC; đại diện 21 nền kinh tế thành viên APEC; Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUNC).

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định du lịch là một trong những ưu tiên hợp tác của APEC và quá trình phát triển du lịch mang lại hiệu quả đáng kể cho mục tiêu giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện. Đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững là cơ hội tốt để các nền kinh tế thành viên APEC cùng nhau xác định rõ thực trạng và đề ra các hành động thiết thực, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và sự thịnh vượng của khu vực.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác nhằm bảo đảm việc phát triển du lịch bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.

Du lịch phải góp phần giảm nghèo - Ảnh 1.

Các đại biểu trao đổi bên lề cuộc Đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững

Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết trên hành trình phát triển và hội nhập, Quảng Ninh đã xác định và tổ chức thực hiện đồng bộ 3 khâu đột phá chiến lược là kết cấu hạ tầng, cải cách thể chế, đào tạo nguồn nhân lực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững và chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh".

Quan điểm của Quảng Ninh là phát triển du lịch chất lượng, đẳng cấp quốc tế, khác biệt nhưng phải bền vững. Tỉnh đặc biệt quan tâm đến các vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên của thế giới và bảo vệ bền vững về môi trường, tạo môi trường sống hấp dẫn cho người dân và du khách.

TS Alan Bollard đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam khi tổ chức Đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững. Mục tiêu phát triển nền kinh tế của 21 thành viên APEC đều hướng tới việc cải thiện mức sống của người dân địa phương. Để phát triển du lịch bền vững thì vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất lớn. Bên cạnh đó, các nền kinh tế cần tập trung vào các lợi thế địa phương, đồng thời chú trọng việc bảo vệ môi trường hơn nữa.

Thúc đẩy hợp tác

Mặc dù các nền kinh tế APEC khác nhau về trình độ phát triển nhưng tại diễn đàn lần này các đại biểu chia sẻ những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững. Thúc đẩy du lịch không chỉ là gia tăng lượt khách đến mà phải làm sao cho cuộc sống người dân tại mỗi nền kinh tế tốt hơn nữa. Đây là điều cốt lõi mà APEC hướng tới.Ông Roger Philip Wigglesworth, Trưởng đoàn New Zealand, đánh giá đối thoại là ý tưởng sáng tạo của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác khu vực. Đây là bước đi quan trọng trong hợp tác phát triển du lịch giữa các nền kinh tế APEC với nhau cũng như giữa Việt Nam với các nền kinh tế APEC. Ông Roger cho rằng Việt Nam đã tổ chức rất tốt các hoạt động du lịch hướng tới bền vững. Điều quan trọng nhất đối với Việt Nam là thu hút được người dân địa phương tham gia các hoạt động phát triển dịch vụ - du lịch, vừa góp phần cải thiện đời sống của người dân vừa bảo đảm tính bền vững của ngành kinh tế này.

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa Malaysia, bà Mas Ermieyati Samsundina, du lịch bền vững phải tạo việc làm cho người dân, quảng bá văn hóa, sản phẩm địa phương. Du lịch bền vững là phải phát triển du lịch cộng đồng, cân bằng lợi ích cộng đồng với các lợi ích khác.

Nhiều đại biểu quốc tế cho rằng các nền kinh tế cần hợp tác nhằm bảo đảm các lợi ích kinh tế - xã hội cho tất cả người dân về việc làm ổn định, cơ hội thu nhập, góp phần giảm nghèo, gìn giữ các giá trị văn hóa và tăng cường giao lưu, hiểu biết văn hóa lẫn nhau cũng như bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học.

Chiều cùng ngày, kết thúc đối thoại, các bộ trưởng và trưởng đoàn phụ trách về du lịch đã thông qua Tuyên bố cao cấp về du lịch bền vững với chủ đề "Thúc đẩy du lịch bền vững châu Á - Thái Bình Dương bao trùm và kết nối".

Tạo 67 triệu việc làm trực tiếp

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, năm 2016, ngành du lịch đã đóng góp 1.300 tỉ USD cho GDP của khu vực APEC, tạo 67 triệu việc làm trực tiếp và đóng góp 6,1% vào xuất khẩu của khu vực.

Đặc biệt, phát triển du lịch mang lại những hiệu quả đáng kể cho mục tiêu giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện, giúp gia tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương và cải thiện phúc lợi xã hội. Du lịch đóng góp lớn cho kinh tế khi 10% tăng trưởng khách du lịch tại APEC sẽ thúc đẩy xuất khẩu tăng 1,2% và nhập khẩu tăng 0,8% tại mỗi nền kinh tế là điểm đến du lịch.

Theo báo cáo của Cơ quan Hỗ trợ chính sách APEC, cứ 1% tăng trưởng khách du lịch góp phần giảm 0,12% số người nghèo trong khu vực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo