xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đua giảm cước truyền hình cáp

NGỌC MAI

Viettel chính thức triển khai dịch vụ truyền hình cáp với giá cước khá hấp dẫn buộc các “ông lớn” phải “hạ mình” quay lại o bế khách hàng

Tháng 4-2013, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) được cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, còn gọi là truyền hình cáp (THC) trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, Viettel cam kết sẽ cung cấp dịch vụ sau 12 tháng được cấp phép, nếu không sẽ chịu nộp phạt 30 tỉ đồng. Vào những ngày này, tờ rơi của Viettel đã rải khắp nơi mời gọi khách hàng tham gia mua 7 gói cước với giá hấp dẫn cho cả 3 nhóm đối tượng: nông thôn, thành thị và dịch vụ giá trị gia tăng.

Chia lại “miếng bánh” thị phần

Thị trường THC nhiều năm qua là mảnh đất màu mỡ với tốc độ tăng trưởng bình quân 20%- 25%/năm nhưng chủ yếu do 2 “đại gia” Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Truyền hình TP HCM (HTV) chi phối thông qua các doanh nghiệp (DN) thành viên. VTV có VTVCab (Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam), SCTV (liên doanh của VTV và Saigontourist); còn HTV có HTVC (Trung tâm Truyền hình cáp).

Dù cước truyền hình cáp đang giảm nhưng chất lượng phục vụ của các nhà cung cấp chưa được cải thiện nhiều.  Ảnh: Chánh Trung
Dù cước truyền hình cáp đang giảm nhưng chất lượng phục vụ của các nhà cung cấp chưa được cải thiện nhiều. Ảnh: Chánh Trung

Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương, tính đến hết năm 2013, VTV chiếm tới 70% thị phần THC cả nước, HTVC chiếm 15% và 15% còn lại chia đều cho gần 30 DN khác. Trong những năm qua, VTV luôn được coi như “một mình một chợ”, từ việc mua những kênh truyền hình độc quyền, thỏa sức tăng giá cước, rồi gây sức ép cho người tiêu dùng. Do đó, sự có mặt của “tân binh” Viettel thời điểm này được nhiều chuyên gia kỳ vọng sẽ làm cho cục diện thị trường THC thay đổi, người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn. Giá cước cao ngất ngưởng mà bấy lâu nay họ phải bấm bụng mua nay cũng sẽ phải hạ xuống ở mức có thể chấp nhận được.

Tuy vậy, đến nay các DN kinh doanh THC vẫn đang “nín thở” theo dõi từng bước đi của “lính mới” Viettel. Lợi thế của Viettel mà rất nhiều DN phải e ngại đó là vốn, hạ tầng và công nghệ. Họ chỉ cần tận dụng mạng lưới hiện có là đủ để triển khai cung cấp các dịch vụ. Lãnh đạo của tập đoàn này khẳng định giá cước THC của Viettel sẽ dựa trên cơ sở lấy nhiều bù ít và hấp dẫn hơn các nhà cung cấp khác. Ngay sau khi đưa ra những tuyên bố hùng hồn, Viettel đã đồng loạt triển khai cung cấp các dịch vụ THC, internet cáp quang tại 15 tỉnh, thành với mức giá thấp hơn mặt bằng chung. Cụ thể, giá thuê bao THC Viettel cho các hộ ở vùng nông thôn chỉ từ 30.000-40.000 đồng/tháng. Các gói cước FTTH TV sử dụng đồng thời đường truyền internet cáp quang (băng thông trong nước 10Mbps, giá rẻ như cáp đồng) và dịch vụ truyền hình NextTV cũng chỉ có 330.000 đồng/tháng trọn gói.

Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Viettel, người đã đưa điện thoại di động, internet trở thành dịch vụ bình dân, tiết lộ bước đi tiếp theo của Viettel trong lĩnh vực THC là chiến lược phổ cập dịch vụ đến khách hàng ở những nơi vùng sâu vùng xa. Vì thế, chính sách giá sẽ đáp ứng với những lớp khách hàng có thu nhập thấp, trung bình. Mục tiêu của Viettel là cáp quang cách mỗi hộ gia đình chỉ 100 m, đoạn tiếp theo sẽ là cáp đồng trục, lưu lượng đạt tới 100 Mbps.

Tiếp tục chạy đua

Để tăng sức cạnh tranh với Viettel và cũng để giữ lại lượng thuê bao cũ, ngay lập tức, SCTV tung ra chương trình giảm giá đến 30% khi hòa mạng và thuê bao THC ở khu vực TP HCM. Không những thế, SCTV còn cho phép mỗi thuê bao dùng đến 3 tivi chính và 1 tivi phụ. Đây được xem là động thái đầu tiên của SCTV nhằm đối phó với những gói cước dành cho khách hàng thành thị mà Viettel vừa đưa ra và cũng là lần hạ giá “khủng” đầu tiên kể từ khi nhà mạng này có mặt trên thị trường. Cùng với SCTV thì VTVCab và HTVC cũng đang xây dựng giá cước mới nhằm chạy đua giành thị phần, hệt như thị trường viễn thông cách đây vài năm khi Viettel lần đầu tiên nhảy vào cạnh tranh với hai “ông lớn” MobiFone và Vinaphone.

Theo một chuyên gia Cục Quản lý cạnh tranh, việc Viettel tham gia thị trường THC sẽ thúc đẩy các DN trong lĩnh vực này phải hạ giá cước, tăng chất lượng để giành lại thị phần. Sau Viettel, cuối năm nay các “đại gia” viễn thông khác như FPT, VNPT cũng sẽ tham gia lĩnh vực THC. Thị trường viễn thông và THC hiện nay ngày càng gần nhau về công nghệ với những lợi thế về điện toán đám mây, IPV6, internet… Do đó, nếu không cho các hãng viễn thông công nghệ khai thác dịch vụ THC sẽ lãng phí rất lớn tài nguyên.

Cuộc chiến cạnh tranh ngày càng khốc liệt, “tấm bản đồ” THC sớm muộn sẽ được vẽ lại. Tuy nhiên, đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất là người tiêu dùng. Chuyên gia của Cục Quản lý cạnh tranh cũng hy vọng một lần nữa, thị trường THC sẽ tiếp tục được “sắp xếp” lại theo hướng có lợi cho người sử dụng.

Phá thế độc quyền

Theo số liệu thống kê, hiện nay Việt Nam mới có khoảng 4 triệu thuê bao THC, trong đó VTV nắm đa số. Sau 10 năm ra đời và phát triển, thị trường THC bộc lộ rõ thế độc quyền với chất lượng phục vụ yếu trong khi giá cả tăng liên tục. Trong 3 năm trở lại đây, THC đã tăng giá đến 3 lần. Mức tăng hiếm thấy của một loại hình dịch vụ được xem là cần thiết với người tiêu dùng. Nếu không tạo sự cạnh tranh trên thị trường thì người tiêu dùng sẽ chịu thiệt. Sự tham gia của các DN viễn thông vào thị trường THC mà Viettel là đơn vị tiên phong sẽ vẽ lại bản đồ THC trong cả nước, hướng đến giá trị thật của dịch vụ và tỉ lệ thuận với số tiền người tiêu dùng bỏ ra mua.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo