xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để thành vùng trũng khi hội nhập

Phương Nhung

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo như vậy tại phiên họp đánh giá công tác hội nhập kinh tế quốc tế

Chiều 26-8, Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế và kinh tế (Ban chỉ đạo) đã họp đánh giá công tác hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua, định hướng triển khai các nhiệm vụ trong thời gian tới với sự có mặt của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Phê duyệt TPP có phần phức tạp

Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã hoàn tất đàm phán, 2 hiệp định chưa phê duyệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA với Liên minh châu Âu (EVFTA). Dự kiến, sau khi được Quốc hội các bên phê duyệt, TPP sẽ có hiệu lực từ tháng 1-2018 và EVFTA cũng được thực thi vào đầu năm 2018.


Hàng hóa từ các nước ASEAN đang tràn ngập thị trường Việt Nam Ảnh: Tấn Thạnh

Hàng hóa từ các nước ASEAN đang tràn ngập thị trường Việt Nam Ảnh: Tấn Thạnh

Tuy nhiên, theo ông Khánh, với TPP, quá trình phê duyệt với Mỹ đang có phần phức tạp khi 2 ứng viên tổng thống đều không ủng hộ hiệp định này. “Chúng tôi đang theo dõi để có biện pháp ứng phó với mọi tình huống” - ông Khánh nói. Còn với EVFTA, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhìn nhận vấn đề cần lưu ý gần đây là việc người Anh đã bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - Brexit.

“Khi nào Anh chưa rời khỏi EU thì hiệp định của Việt Nam với EU sẽ không thay đổi. Các bên đã thống nhất không trao đổi chính thức về vấn đề này để tránh cầm đèn chạy trước ô tô. Sau khi Brexit diễn ra thật, phải sửa đổi, bổ sung điều gì thì các bên sẽ đàm phán thêm” - ông Khánh nói.

Trấn an các thành viên phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng theo thông tin mới nhất thì TPP vẫn là quan tâm chiến lược của Mỹ. Do đó, các đơn vị cần chủ động tham mưu, đề xuất với Chính phủ, trung ương về việc Việt Nam nên phê chuẩn hiệp định này khi nào cho phù hợp.

Thách thức trong AEC

Bảy tháng đầu năm, kim ngạch 2 chiều của Việt Nam với các nước ASEAN khoảng 22,8 tỉ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu đạt 9,5 tỉ USD, giảm tới 12,3%; nhập khẩu đạt 13,2 tỉ USD, giảm 5,1%. Về cân đối thương mại, Việt Nam nhập siêu 3,6 tỉ USD từ khối này. Điều đáng lưu tâm hơn nữa là thời gian qua, Thái Lan là nhà xuất khẩu xe hơi vào Việt Nam lớn nhất, soán ngôi Hàn Quốc, Trung Quốc.

“Vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là một thị trường thống nhất, rủi ro là chúng ta có nguy cơ trở thành vùng trũng tiêu thụ hàng hóa của khu vực này. Tất nhiên, đường xa mới biết ngựa hay nhưng AEC có hiệu lực rồi, liệu rủi ro có tiếp tục không?” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu vấn đề.

Theo Phó Thủ tướng, mặc dù ASEAN là một trong 11 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng với kim ngạch thương mại như thời gian qua, các bộ, ngành cần đánh giá sự chủ động hội nhập, nhất là những bất cập, yếu kém để từ đó định hướng hoạt động cho thời gian tới.

Các hiệp định tự do thương mại là đại lộ đi ra thế giới nhưng chúng ta phải chuẩn bị cỗ xe kinh tế thế nào để chạy được trên đường cao tốc ấy.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo