xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ chân du khách bằng di sản văn hóa

THÁI PHƯƠNG

TP HCM có 172 di tích được xếp hạng nhưng chỉ khoảng 40 trong số đó du khách thực sự quan tâm

Đây là con số được đưa ra tại hội thảo "Phát triển du lịch di sản văn hóa trên địa bàn TP HCM" do Sở Du lịch và Hội Di sản văn hóa TP tổ chức ngày 22-11.

Nhiều di sản văn hóa là điểm đến hấp dẫn

Theo Sở Du lịch TP HCM, du lịch di sản văn hóa trên địa bàn tập trung vào 2 loại hình chủ yếu là du lịch gắn với di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Nhiều di tích lịch sử văn hóa là điểm đến hấp dẫn, được du khách lựa chọn như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP, Nhà hát TP, chợ Bến Thành, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng TP HCM... TP còn một điểm đến lý tưởng mang dấu ấn lịch sử, được đánh giá cao trong các cuốn sách hướng dẫn du lịch của du khách là hệ thống địa đạo Củ Chi và nhiều công trình liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP, cho biết có tới 97% tài nguyên du lịch được xếp vào tài nguyên du lịch văn hóa và 172 di tích được xếp hạng nhưng việc khai thác, đưa vào phát triển du lịch còn khiêm tốn. "Xu hướng hiện nay của du khách là tìm hiểu sự độc đáo của mỗi nền văn hóa, trải nghiệm không gian văn hóa, di sản bên cạnh tìm kiếm thông tin ban đầu qua mạng. Do đó, phát triển du lịch di sản văn hóa sẽ góp phần tạo sự khác biệt cho các đô thị trên thế giới trong thu hút, giữ chân du khách" - ông Vũ nói.

Theo các chuyên gia, nhiều di sản chưa được đưa vào khai thác hoặc chưa hấp dẫn khách du lịch. Kết quả Đề án kiểm kê tài nguyên du lịch của TP cho thấy trong tổng số 111/258 tài nguyên du lịch văn hóa trên địa bàn được đánh giá, chỉ 24 tài nguyên có tiềm năng cao, 25 tài nguyên có tiềm năng. Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn di tích TP, cả TP có 172 di tích được xếp hạng nhưng chỉ khoảng 40 di tích được du khách quan tâm, có nhu cầu tham quan du lịch và đưa vào tour của công ty du lịch, lữ hành.

Giữ chân du khách bằng di sản văn hóa - Ảnh 1.

Du khách tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TP HCM). Ảnh: TẤN THẠNH

Bảo tồn TP HCM là di sản đô thị

Hiện du khách đến TP vẫn chủ yếu tham quan các di tích lịch sử, văn hóa và xoay quanh những bảo tàng nổi tiếng, công trình kiến trúc cổ, hệ thống các đình chùa đền có kiến trúc độc đáo… Nhưng theo các công ty du lịch, nhiều di tích chưa thật sự "sống", chưa giúp du khách trải nghiệm hoạt động văn hóa hay cùng tham gia lễ hội.

Nhiều bảo tàng không có thêm bất cứ hoạt động nào thu hút du khách, lễ hội ở các đình - chùa - miếu cũng chỉ tổ chức quy mô nhỏ. Muốn khai thác được tiềm năng phát triển du lịch di sản, các sở - ban - ngành và doanh nghiệp cần liên kết "đánh thức" di sản, tạo sức sống bằng những hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, xây dựng không gian trải nghiệm cho du khách.

Theo PGS-TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, cả nước có 3 TP là Hà Nội, Huế và TP HCM còn hội tụ đủ điều kiện được bảo tồn như một di sản đô thị, TP di sản. Đây là áp lực không nhỏ cho TP HCM trong việc tạo lập cân bằng giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển đô thị. Chẳng hạn, TP ứng xử thế nào với những con đường lớn đã từng nổi tiếng trong lịch sử của Sài Gòn như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng…? Bởi nếu dựng lên quá nhiều cao ốc dọc theo 2 bên các đường này, bóng dáng TP xưa sẽ không còn.

"Chúng ta sẽ có một đô thị hiện đại theo kiểu phương Tây nhưng ký ức đô thị xưa bị phai mờ dần. Trong khi đó, các dòng sông, con đường lớn với "tư cách" là các trục quy hoạch của đô thị nếu được bảo tồn như một bộ phận của di sản đô thị sẽ là tài nguyên du lịch sang trọng, có sức hấp dẫn với du khách" - PGS-TS Đặng Văn Bài nói.

Nhiều chuyên gia du lịch, văn hóa đề xuất TP HCM cần thiết lập danh mục các di tích, công trình kiến trúc tiêu biểu phải được bảo tồn để đưa vào quy hoạch của TP. Ngành văn hóa cần đưa ra những định hướng lớn trong chiến lược bảo tồn di sản phục vụ các mục tiêu phát triển của TP, có mục tiêu phát triển du lịch bền vững. 

Thay đổi mô hình quản lý di sản

Theo bà Phan Yến Ly - Trưởng Ban Phát triển sản phẩm khối Inbound, Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist - thay đổi mô hình quản lý di sản, di tích cũng là điều cần lưu ý trong câu chuyện phát triển du lịch di sản văn hóa ở TP. Việc bảo tồn, khai thác hiệu quả khu đền Angkor Wat, Angkor Thom ở Siem Reap - Campuchia hay cụm các đền thiêng thuộc đạo Hindu ở Bali, Indonesia đã được giao cho tập đoàn tư nhân quản lý. Ở Pháp, việc rao bán, cho thuê các lâu đài cổ phục vụ du lịch kèm theo các quy định rõ ràng, minh bạch về bảo tồn không còn mới mẻ.

Ở Việt Nam, du lịch Thừa Thiên - Huế phát triển đột phá không chỉ vì thừa hưởng kho tàng di sản khổng lồ của cố đô mà có định hướng đúng, kết hợp quản lý, khai thác tốt di sản văn hóa với tổ chức lễ hội như Festival Huế, Festival Nghề truyền thống, có sản phẩm du lịch mới...

Giữ chân du khách bằng di sản văn hóa - Ảnh 3.
Giữ chân du khách bằng di sản văn hóa - Ảnh 4.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo