xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hội nhập, Chính phủ đã sẵn sàng cạnh tranh chưa?

Theo Trần Hoàng Phi (Thế Giới Tiếp Thị)

Dòng thác hàng Thái đang tràn vào Việt Nam, hội nhập, cạnh tranh sẽ bắt đầu từ cạnh tranh về thể chế, chính sách của các chính phủ.

Tin siêu thị Big C đã chính thức về tay người Thái, cùng lúc hàng loạt lo ngại về chuyện hàng Thái “hất cẳng”, “đá văng” hàng Việt được nhiều chuyên gia nhắc tới.

Suy luận đó dường như không là sự cảnh báo nữa, khi mà hiệp hội Doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam, vừa lên tiếng chuyện Big C tăng chiết khấu lên như một cách để “tống cổ hàng Việt ra khỏi siêu thị”.

Ly nước đã tràn thật rồi, bằng một cơn lũ từ hàng Thái, chứ không phải chỉ là một giọt nước đơn lẻ. Không cần phải giong buồm đi ra biển lớn, nước biển đã ập đến sân nhà khiến cho những đại gia cũng phải run chân.


Dòng thác hàng Thái đang tràn vào Việt Nam, hội nhập, cạnh tranh sẽ bắt đầu từ cạnh tranh về thể chế, chính sách của các chính phủ.

Dòng thác hàng Thái đang tràn vào Việt Nam, hội nhập, cạnh tranh sẽ bắt đầu từ cạnh tranh về thể chế, chính sách của các chính phủ.

Sức ép từ bên ngoài

Trước đây, thị trường dường như có sự phân chia bất thành văn. Hàng trôi nổi, không nguồn gốc, giá rẻ, chất lượng xấu là hàng của Trung Quốc.

Những người có tiền thuộc tầng lớp trung lưu thì đã có hàng hoá từ Hàn Quốc, còn ở phân khúc cao cấp hơn thì Nhật Bản và châu Âu, Mỹ… Hàng Việt vẫn được đa số tin dùng, nhất là những loại Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Vậy mà bây giờ hàng Việt đang “bị hất cẳng khỏi siêu thị”.

Điều đó quả là đáng lo vì hàng Thái luôn được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận với chất lượng ổn định, giá cả phải chăng, mẫu mã phong phú, đa dạng.

Và càng đáng lo hơn nữa là nay người Thái đang nắm trong tay các hệ thống bán lẻ hùng mạnh, từ Metro Cash & Carry đến Big C.

Nhưng vì sao người Thái có thể làm được điều mà các doanh nghiệp Việt Nam không làm được?

Câu trả lời nằm ở sự chuẩn bị bài bản của người Thái cho sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

Dường như cả hệ thống chính trị của Thái Lan cùng vào cuộc chơi, từ chính sách của chính phủ trong xúc tiến thị trường, hệ thống ngân hàng, sự mở đường của doanh nghiệp lớn, cả bằng con đường đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp, kéo theo đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Nhưng mối lo cho hàng Việt không chỉ đến từ người Thái, mà còn từ nhiều quốc gia hùng mạnh khác. Một trong số đó chính là Hàn Quốc, quốc gia trong mấy năm gần đây đã vươn lên mạnh mẽ trở thành nhà đầu tư FDI số một tại Việt Nam.

Những doanh nghiệp đầu tàu từ Samsung, LG, Posco… đã kéo theo hàng loạt các SME mà xứ này đổ đến Việt Nam, bao phủ hầu như khắp nền kinh tế, trong đó các hệ thống bán lẻ từ Emart cho đến Lotte đang ngày một mở rộng, trở thành một kênh phân phối đáng kể đón chào tầng lớp trung lưu đang ngày một nhiều ở Việt Nam.

Có thể nhận thấy bóng dáng của chính phủ các quốc gia Thái Lan và Hàn Quốc đằng sau sự lớn mạnh của các doanh nghiệp…

Sao chưa hoá rồng?

Trong khi đó ở Việt Nam vẫn đang loay hoay với mô hình phát triển, cho dù tốc độ tăng trưởng GDP vẫn thuộc hàng “top” trên thế giới.

Những năm đầu 1990, với sự đổi mới trong tư duy kinh tế và sự mở cửa, Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục.

Những năm đầu 2000, các chuyên gia từ ĐH Harvard, Mỹ, đã có một tiểu luận “Theo hướng rồng bay” đánh giá rất cao.

Nhưng rồi, con rồng châu Á đó đã không thể cất cánh được và chừng mươi năm sau, cũng chính các chuyên gia trên đã phải viết lại báo cáo, bởi lẽ những đề xuất của họ đã không được thực hiện.

Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội “theo hướng rồng bay” chừng 20 năm trước, cũng mất đi cơ hội trở thành một mãnh hổ của Đông Nam Á hiện tại.

Nhóm này phân tích các mô hình phát triển Đông Á, kiểu của Hàn Quốc và mô hình Đông Nam Á, với lời khẳng định nghèo đói không phải là định mệnh gieo lên cho Việt Nam, mà hoàn toàn là sự chọn lựa.

Chờ gì ở Chính phủ mới?

Những động thái của Chính phủ mới trong thời gian qua đang được giới kinh doanh trong nước quan sát và chờ đợi.

“Xoá bỏ cơ chế xin cho” như tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quả thật là một tin vui cho giới kinh doanh.

Chỉ trong mười năm qua, khoảng 7.000 giấy phép con ra đời đã thực sự là một nỗi kinh hoàng của các doanh nghiệp.

Trong khi đó, các FTA với bên ngoài đã đến một cách ồ ạt, vừa sâu, vừa rộng, lại đẩy các doanh nghiệp vốn chịu sự bất bình đẳng vào một cuộc chơi khắc nghiệt.

Chính phủ có lẽ không thể dựa nguồn thu từ những Big C hay Metro Cash & Carry, nay là Mega Việt Nam, chỉ chuyên bán hàng Thái.

Chính phủ cũng có lẽ không thể dựa nguồn thu vào những đại gia FDI đang sản xuất “hàng Việt” như Samsung, LG hay Unilever…

Nguồn lực của nền kinh tế chắc chắn và bền vững phải là từ các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp tư nhân sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước. Muốn thế, Chính phủ cần phải thực sự có các quyết sách nuôi dưỡng lực lượng này.

Cuộc gặp gỡ của Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp mới đây là một tín hiệu tốt. Nhưng để biến một chính phủ ra lệnh thành một chính phủ kiến tạo, phục vụ doanh nghiệp, thì còn cả một chặng đường phía trước.

Cuộc cạnh tranh trong hội nhập, kế cận và nóng hổi và trực tiếp nhất là AEC, khốc liệt nhất là TPP… suy cho cùng cũng là cuộc cạnh tranh của các chính phủ với nhau.

Lúc này, các doanh nghiệp đã mất đi rào cản quan trọng là bảo hộ, buộc phải chơi bình đẳng cùng nhau.

Khi đó, chính phủ nước nào có các chính sách tốt, thực thi tốt thì doanh nghiệp mới mạnh, không chỉ đứng vững trong cuộc chơi trong nước mà còn mở mang thị trường xa.

Doanh nghiệp mạnh lên thì chính phủ sẽ có thêm nguồn thu, sẽ càng mạnh hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo