xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

HTX ở ĐBSCL nhỏ và yếu

Ca Linh

ĐBSCL có hàng chục ngàn tổ hợp tác, HTX nông nghiệp nhưng nhìn chung còn nhiều hạn chế, dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp, phải giải thể

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đánh giá năng lực những người đứng đầu tổ hợp tác (THT), HTX phần lớn chưa được bồi dưỡng kiến thức về tổ chức, hoạt động; xã viên chậm đổi mới tư duy về kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, sản xuất chưa gắn với thị trường… dẫn đến tình trạng thua lỗ, giải thể.

Thiếu vốn

ĐBSCL hiện có 15.129 THT nông nghiệp với 242.017 thành viên. Trong vùng đã hình thành 1.119 HTX nông nghiệp, trong đó 399 HTX hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo (38,3% tổng số HTX), 102 HTX chuyên về trái cây (9,8%) và 100 HTX hoạt động trong lĩnh vực nuôi thủy sản (9,6%).

ĐBSCL là nơi triển khai đầu tiên mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúa gạo với 250.000 ha và hoạt động hiệu quả. Sản xuất lúa gạo thu hút trên 100 doanh nghiệp (DN) liên kết với hơn 100.000 hộ nông dân thông qua việc ký hợp đồng trực tiếp với các hộ nông dân hoặc HTX, THT. Liên kết trong mô hình cánh đồng lớn đã giúp giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân từ 4-7,5 triệu đồng/ha.

Hầu hết HTX tại ĐBSCL đang thiếu vốn. Trong ảnh: Một HTX thu mua bưởi tại tỉnh Sóc TrăngẢnh: Ngọc Trinh
Hầu hết HTX tại ĐBSCL đang thiếu vốn. Trong ảnh: Một HTX thu mua bưởi tại tỉnh Sóc TrăngẢnh: Ngọc Trinh

Tuy nhiên, ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, nhìn nhận: “Thực tiễn ở ĐBSCL cho thấy sản xuất lúa gạo trong cánh đồng lớn vẫn tồn tại nhiều bất ổn, cần tiếp tục tháo gỡ. Liên kết giữa nông dân và DN còn lỏng lẻo, chuyện “bẻ kèo” khi thị trường có biến động đã diễn ra ở cả 2 phía mà bên thiệt hại không thể làm gì được”.

Với diện tích cây ăn trái toàn vùng khoảng 300.000 ha nhưng chỉ có khoảng 300 ha của HTX được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Giám đốc HTX Hòa Lộc (huyện Cái Bè, Tiền Giang), nêu khó khăn: “HTX hiện có hơn 100 xã viên. Từ năm 2014, HTX sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP và mỗi năm xuất khẩu trên 50 tấn xoài cát sang Nhật. Cái khó nhất hiện nay của HTX là thiếu vốn nên khó mở rộng diện tích, đầu tư cơ sở vật chất để tăng sản lượng xuất khẩu”.

Hiện hầu hết HTX chuyên về trái cây ở ĐBSCL có diện tích rất nhỏ, không đáp ứng được những đơn hàng lớn của đối tác nước ngoài nên khó phát triển.

Phần lớn gặp khó khăn

Ông Nguyễn Thế Tự - Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang - nhìn nhận trên địa bàn có 14 HTX và 183 THT nhưng đa phần gặp khó khăn về vốn, tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định. Bên cạnh đó, năng lực của các tổ trưởng THT còn yếu nên khi đi tập huấn, họ khó tiếp thu kiến thức mới về sản xuất và thị trường.

Theo Bộ NN-PTNT, chính sách hỗ trợ THT hầu như chưa có. Hầu hết HTX còn lúng túng trong hoạt động, hiệu quả thấp, chưa mang lại lợi ích cho xã viên nên khó thu hút thêm thành viên mới. Nhiều HTX hoạt động yếu kém, không hiệu quả phải giải thể. Từ khi Luật HTX có hiệu lực (năm 2012), đến cuối năm 2016, đã có 299 HTX giải thể, gần bằng số được thành lập mới là 347 HTX, tập trung nhiều ở Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang…

Để khắc phục những tồn tại của HTX, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 445 về việc phê duyệt Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại ĐBSCL giai đoạn 2016-2020. Theo đó, sẽ tập trung củng cố và phát triển hoặc thành lập mới khoảng 200 HTX nông nghiệp, bình quân mỗi tỉnh có từ 10-15 HTX, khi nào đủ điều kiện thì sẽ thí điểm mô hình Liên hiệp HTX cấp tỉnh, vùng. Các HTX nông nghiệp tham gia mô hình thí điểm sẽ được hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, hỗ trợ vốn và khoa học kỹ thuật…

Le lói điển hình

Nông ngư 14-10 là một trong số ít HTX ăn nên làm ra, lợi nhuận hàng tỉ đồng mỗi năm từ việc nuôi tôm sạch tại tỉnh Sóc Trăng. HTX hiện có 21 hộ nuôi tôm trên diện tích khoảng 27 ha.

Ông Ngô Công Luận, Giám đốc HTX Nông ngư 14-10, cho biết khoảng 4 năm qua, HTX nuôi tôm theo chuẩn VietGAP và liên kết tiêu thụ với Công ty Thủy sản sạch Việt Nam. “Mỗi năm, HTX cung ứng khoảng 50 tấn nguyên liệu, lợi nhuận bình quân 3-4 tỉ đồng/năm. Hầu hết xã viên nhận thức chỉ có nuôi tôm đạt chuẩn và liên kết với doanh nghiệp mới có sản phẩm đạt chất lượng cao và đầu ra ổn định. Nhờ vậy, xã viên chịu học hỏi, thường xuyên tham gia tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi tôm. HTX mỗi tháng họp ít nhất 1 lần nhằm rút kinh nghiệm cho vụ nuôi tới, không có tình trạng mạnh ai nấy làm” - ông Luận đúc kết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo