xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khai khoáng sai chiến lược, phí tài nguyên

Phương Nhung

Một phần đáng kể tài nguyên khoáng sản đã bị sử dụng lãng phí, thất thoát vĩnh viễn, cộng với cái giá của việc môi trường xuống cấp…

Có rất nhiều dự án khai khoáng đang ngưng trệ hoặc đội vốn. Chẳng hạn, theo báo cáo thanh tra tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), dự án khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III (Công ty Than Khe Chàm) có tổng vốn đầu tư điều chỉnh lên 2.576 tỉ đồng, tăng gần 2 lần so với tổng mức đầu tư ban đầu. Thời gian thực hiện dự án chậm đến 5 năm.

Hàng loạt dự án bị bêu tên

Với dự án khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III, cơ quan chức năng chỉ ra nguyên nhân tổng mức đầu tư và thời gian thực hiện dự án đều bị “đội” lên là do trong quá trình khảo sát lập dự án chưa lường hết cấu tạo địa chất công trình, như độ cứng đất đá, các vỉa than, mạch nước ngầm... Do đó, phải điều chỉnh sơ đồ khai thông, điều chỉnh và bổ sung một số lò chợ, chi phí đào lò...


Xưởng luyện gang của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung Ảnh: Hoài Dương

Xưởng luyện gang của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung Ảnh: Hoài Dương

Dự án khai thác mở rộng và nâng công suất khu mỏ - tuyển đồng Sin Quyền - Lào Cai do TKV làm chủ đầu tư đã phải điều chỉnh tổng vốn từ hơn 1.000 tỉ đồng lên gần 2.564 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2009-2017, cũng bị chậm 2 năm so với quyết định phê duyệt ban đầu. Nguyên nhân được cơ quan chức năng xác định là do dự án phải điều chỉnh công suất khai - tuyển quặng nguyên khai từ 2,2 triệu tấn/năm lên 2,5 triệu tấn/năm để phù hợp với quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ thăm dò địa chất bổ sung nâng cấp trữ lượng, đã đánh giá trữ lượng quặng, kim loại đồng và các thành phần có ích đi kèm có thay đổi so với trữ lượng được phê duyệt trong dự án trước đây.

Bên cạnh đó, dự án đầu tư cải tạo nâng cao chất lượng Nhà máy Kẽm Thái Nguyên do Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên (thuộc TKV) làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư được phê duyệt là 313,633 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2015. Tuy nhiên, theo báo cáo kiểm toán, đến ngày 31-12-2015, dự án chưa hoàn thành, giá trị khối lượng nghiệm thu và thanh toán là 96,550 tỉ đồng. Dự án đang tạm dừng thi công và phải điều chỉnh theo yêu cầu của HĐQT công ty.

Đặc biệt, dự án Khu Liên hợp Gang thép Lào Cai do Công ty CP Đầu tư Gang thép Lào Cai (thuộc TKV) làm chủ đầu tư đã được điều chỉnh tổng vốn từ 1.299,956 tỉ đồng lên đến 1.955,7 tỉ đồng. Dự án đã giải ngân 134,460 tỉ đồng nhưng phải tạm dừng vào quý I/2014. Nguyên nhân việc dừng để tiến hành điều chỉnh mục tiêu, quy mô của dự án theo văn bản ngày 27-11-2013 của Bộ Công Thương yêu cầu dừng đầu tư xây dựng lò cao sản xuất phôi thép, tập trung nguyên liệu cho nhà máy luyện thép trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Đưa nhà máy thép… lên núi!

Một dự án đáng lưu ý là đầu tư khai thác mỏ sắt Quý Xa và xây dựng Nhà máy Gang thép Lào Cai có tổng mức đầu tư 6.000 tỉ đồng nhưng đang gánh lỗ đến 1.000 tỉ đồng. Đây cũng là dự án được bêu tên trong 12 dự án thua lỗ của Bộ Công Thương và đến giờ vẫn chưa có phương án xử lý hiệu quả, dù nhiều thông tin cho thấy dự án thua lỗ chỉ do cơ chế thị trường.

Ông Bùi Thanh Bình - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM), đơn vị thực hiện dự án - cho biết dự án được xây dựng tại địa bàn có nhiều hạn chế về hạ tầng, giao thông, nguồn nhân lực chất lượng cao... Việc cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất của nhà máy chủ yếu phải vận chuyển từ các nơi khác đến, như than cám từ Quảng Ninh, than cốc ở Hải Phòng, thiết bị phụ tùng nhập khẩu từ Trung Quốc... nên phải chịu thêm chi phí như cước vận chuyển, thuế nhập khẩu làm tăng giá thành sản xuất, đồng thời dẫn đến việc cung cấp chưa kịp thời cho nhu cầu sản xuất của nhà máy.

Ngoài ra, nhà máy gang thép ở xa thị trường tiêu thụ, không thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa đến các tỉnh, TP khác, chi phí vận chuyển cao làm giảm sức cạnh tranh của phôi thép, dẫn đến tăng chi phí. “Nhà máy xây dựng tại Lào Cai là vì ở đây có mỏ sắt Quý Xa, chứ trên thế giới này không đất nước nào đầu tư nhà máy liên hợp thép trên miền núi vì bất lợi đủ thứ” - ông Bùi Thanh Bình thừa nhận.

Nhìn nhận chung về ngành khai khoáng, TKV cho rằng chính sách của Việt Nam là không xuất khẩu tinh quặng mà tập trung chế biến khoáng sản càng nhiều càng tốt. Chính sách này không đạt hiệu quả kinh tế bởi chúng ta không có cơ sở hạ tầng đồng bộ, công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực tương ứng. Trong khi đó lại cản trở những doanh nghiệp nước ngoài đã sẵn có năng lực áp dụng hiệu quả các công nghệ thăm dò, khai thác và chế biến, cũng như các biện pháp bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn sức khỏe người lao động đầu tư vào Việt Nam. “Điều đó dẫn đến hậu quả đáng tiếc là một phần đáng kể nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam bị sử dụng lãng phí, thất thoát vĩnh viễn, cộng với cái giá của việc môi trường xuống cấp, cũng như hiểm họa đối với tính mạng của người lao động” - TKV đánh giá. Bên cạnh đó, hiện phí bảo vệ môi trường được tính toán trên “số lượng khoáng sản thô” khai thác được mà không căn cứ vào mức độ ô nhiễm do hoạt động khai thác.

Giá thành cao, giá trị thấp

Việt Nam mới chế biến “khoáng sản thô” thành “khoáng sản tinh”, là nguyên liệu đầu vào để luyện thành sản phẩm “kim loại” xuất khẩu. Đặc biệt, đối với quặng bauxite, titanium, mới chỉ tạo ra sản phẩm kim loại nguyên liệu có giá thành cao nhưng lại có giá trị thấp hơn nhiều lần so với sản phẩm trên thị trường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo