xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó hiểu giá xăng

PHAN ĐĂNG

Cho dù cơ quan quản lý Nhà nước chưa “gật” trước đăng ký điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối song xem ra khó có thể trì hoãn thêm. Lý do mà các doanh nghiệp đầu mối đưa ra để đòi tăng giá xăng dầu vẫn là họ đang lỗ nặng vì giá xăng dầu nhập khẩu liên tục tăng cao trong nhiều ngày qua.

Trong khi đó, mỗi lần “bật đèn xanh” cho doanh nghiệp tăng giá bán lẻ xăng dầu, cơ quan quản lý đều giải thích rằng xăng dầu cũng như các mặt hàng khác, cần phải tuân theo cơ chế thị trường, mua thấp bán thấp, mua cao bán cao...

Thoạt nhìn có thể thấy khó mà bác bỏ lý lẽ của doanh nghiệp cũng như của cơ quan quản lý. Thế nhưng, xét kỹ cũng vẫn thấy rõ sự khó hiểu của giá bán lẻ xăng dầu ở nước ta hiện nay.

Thứ nhất, doanh nghiệp nói họ kinh doanh theo cơ chế thị trường, tức là nhập cao thì bán cao và ngược lại. Song có điều cho đến lúc này, giới chuyên gia và dư luận vẫn thấy giá xăng dầu còn mù mờ, chưa minh bạch. Ngay cơ quan quản lý Nhà nước cũng khó biết chính xác giá nhập khẩu cũng như các yếu tố cấu thành giá thành xăng dầu bán lẻ trong nước. Chưa rõ ràng như vậy thì liệu mức lỗ mà doanh nghiệp đưa ra để từ đó định giá bán có chính xác hay không?

Đó là chưa kể doanh nghiệp nói giá xăng dầu phải theo cơ chế thị trường nhưng trong nước đã thực sự có một thị trường bình đẳng, minh bạch hay chưa khi mà vẫn còn một doanh nghiệp chiếm tới hơn 60% thị phần xăng dầu trong nước như Petrolimex?

Thứ hai, có lẽ ít quốc gia có tài nguyên dầu mỏ và xuất khẩu dầu thô với mức không hề nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ trong nước lại có giá bán lẻ xăng dầu cao như nước ta. Tại các quốc gia mà dầu mỏ chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu cũng như GDP thì giá bán lẻ xăng dầu hầu như chỉ mang tính tượng trưng. Thậm chí, ở Venezuela, giá xăng chỉ có 0,18 USD/gallon, tức khoảng hơn 1.000 đồng/lít.

Một trường hợp khác là Indonesia, giá xăng trong nước này cũng chỉ 4.500 rupiah/lít (0,49 USD/lít). Cuối tháng 3 vừa qua, khi người dân nước này phản đối dự luật của chính phủ đề nghị tăng giá xăng thêm 33%, lên 6.000 rupiah/lít (0,65 USD/lít), Quốc hội Indonesia đã bác dự luật này. Indonesia là một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ trong khi đây là một nguồn tài nguyên của quốc gia, cũng là của toàn dân nên người dân phải được hưởng lợi.

Việt Nam có nguồn tài nguyên dầu mỏ nhưng chưa được hưởng mấy thông qua “bù giá” như nhiều quốc gia xuất khẩu dầu mỏ vẫn làm, lại còn bị đòi thực thi theo cơ chế thị trường trong khi chưa thực sự có cơ chế này nên người dân mới không chỉ khó hiểu mà còn “méo mặt” mỗi khi giá xăng dầu thế giới tăng cao.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo