xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm việc 24/24 để hỗ trợ doanh nghiệp

Tô Hà

(NLĐO) - Cục thuế Đồng Nai khẳng định làm việc 24/24 giờ trong 7 ngày để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp (DN).

Tính đến nay, hơn 95% DN bị phá hoại do các đối tượng quá khích gây ra vào ngày 13-5 đã hoạt động trở lại song những thiệt hại về vật chất vẫn chưa thể tính toán hết.

Có địa phương vừa lạc quan dự báo tăng thu ngân sách năm nay dự kiến vượt chỉ tiêu 8% bỗng nhiên rơi vào khả năng không hoàn thành kế hoạch thu chỉ sau 1 đêm.

Bên cạnh việc thiết lập lại trật tự an ninh, DN đang rất cần sự hỗ trợ linh hoạt, kịp thời về chính sách thuế để có thêm nguồn tài chính vực dậy sản xuất kinh doanh.

Chờ thống kê thiệt hại

Nằm trong 44 DN bị đốt cháy nhà xưởng, một DN làm hàng may mặc của Singapore là công ty TNHH Quốc tế Chutex (KCN Sóng Thần 2, Bình Dương) chỉ có thể đón công nhân trở lại làm việc từ ngày 26-5 với cam kết duy trì chế độ ưu đãi như trả lương 100% trong những ngày gián đoạn sản xuất, tiếp tục trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng…

Chia sẻ với khó khăn của DN, công nhân đồng ý không bỏ việc, chuyển nhà ăn thành nhà xưởng để tận dụng hạ tầng tốt nhất làm mặt bằng sản xuất tạm thời trong khi chờ khắc phục xong 18.000m2 nhà xưởng bị đốt cháy. Ông Nguyễn Trường Thi, giám đốc nhân sự Chutex, cho biết 13 năm làm ăn ở Việt Nam, DN rất tin tưởng vào môi trường đầu tư ở đây song thiệt hại vừa qua là quá lớn, DN không thể tự khắc phục nếu không có sự hỗ trợ thiết thực của các cơ quan chức năng. Công ty này này đề xuất nhà nước hỗ trợ 50% tiền lương phải trả cho 6.000 công nhân trong những ngày nghỉ việc.

Ông Huỳnh Đình Trí – Phó Cục trưởng Cục Thuế Bình Dương, cho biết có 600 DN trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại sau các vụ gây rối. Trong đó có 22 DN bị cháy nguyên liệu, nhà xưởng, trang thiết bị nhưng đến nay mới có hơn 30 DN kê khai thiệt hại nên chưa thể công bố con số tổng thiệt hại. Các DN bị phá hủy nặng nề chủ yếu là DN Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore hoạt động trọng lĩnh vực may mặc, sản xuất phụ tùng xe đạp, nhôm. Một số DN phải mất nửa năm mới có thể khắc phục được triệt để hậu quả.

Tại tỉnh Đồng Nai có 198 DN bị đập phá, đốt cháy, tập trung ở KCN Biên Hòa, Trảng Bom, Long Thành nhưng chỉ còn 1 DN chưa thể đi vào hoạt động.

Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formousa, một DN FDI lớn nhất ở Đồng Nai, bị thiệt hại vật chất sơ bộ khoảng 59 tỉ đồng. Ông Vương Nghĩa Bình, Kế toán trưởng, cho biết phải chờ 2 tháng mới có đủ linh kiện chuyển sang để sửa chữa 100% máy móc bị phá hỏng. Do công nhân phải nghỉ việc 3 ngày, một số đơn hàng của Formousa đã bị chậm tiến độ và chưa biết tổng thiệt hại sẽ lên đến mức nào. “Chúng tôi đang chờ hướng dẫn về thiệt hại tính thuế GTGT, thuế thu nhập DN để được hỗ trợ, giúp hồi phục sản xuất” - ông Bình nói.

Tại TP HCM, bà Trần Thị Lệ Nga – Phó cục trưởng Cục Thuế, cho biết TP có 32 DN bị thiệt hại, 124 DN khác lo sợ bị ảnh hưởng nên có 94.000 lao động và chuyên gia phải tạm thời nghỉ việc. Đến nay, công nhân đã quay lại làm việc. Thiệt hại về tài sản của 32 DN bị đập phá chỉ khoảng 3,9 tỉ đồng nhưng tổn thất vô hình chưa thể thống kê được.

Một doanh nghiệp ở Bình Dương thông báo về việc thanh toán lương cho công nhân. Ảnh: Như Phú
Một doanh nghiệp ở Bình Dương thông báo về việc thanh toán lương cho công nhân. Ảnh: Như Phú

Hỗ trợ không có ngày nghỉ

Tại cuộc tiếp xúc trực tiếp với DN được xúc tiến trong suất cả tuần qua, Cục thuế Đồng Nai khẳng định làm việc 24/24 giờ trong 7 ngày để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp. Tỉnh Đồng Nai đã thành lập ngay Tổ liên ngành hỗ trợ DN, hiện đang thống kê thiệt hại chờ xác minh.

Ông Nguyễn Văn Ngàn, Cục phó Cục Thuế Đồng Nai cho biết chưa bao giờ việc sao kê mã số thuế, cấp lại hóa đơn… lại được giải quyết tính bằng giờ như hiện nay để tạo thuận lợi tối đa cho DN trở lại hoạt động. Tuy nhiên, việc triển khai chủ trương hỗ trợ DN thiệt hại theo chỉ đạo của Chính phủ đang bị lúng túng do Đồng Nai chưa xác định cơ quan nào đứng ra làm đầu mối tập hợp số liệu, xác minh thiệt hại. Đối với DN ở trong KCN, KCX có thể giao cho Ban quản lý KCN, KCX làm đầu mối nhưng DN ở ngoài KCN sẽ khó xác định hơn.

Các giải pháp chung đang được ngành thuế tích cực hỗ trợ DN là rà soát danh sách DN bị thiệt hại để ưu tiên rút ngay hồ sơ hoàn thuế xử lý trước, giúp DN có một khoản tiền xây dựng lại nhà xưởng, có vốn ổn định sản xuất kinh doanh. Không thực hiện thanh, kiểm tra thuế ngay cả khi DN đã có tên trong danh sách. Gia hạn thời hạn nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách phát sinh trước tháng 5-1014 trong thời gian tối đa 2 năm mà không yêu cầu DN phải làm văn bản đề nghị. Ngay cả khi chưa xác định được mức độ thiệt hại, ngành thuế vẫn cho phép gia hạn thuế theo cam kết của DN, khi có số liệu chính thức sẽ điều chỉnh sau.

Tại TP HCM, Cục thuế TP còn thực hiện khoanh nợ cho 8 DN bị đập phá nằm trong diện nợ thuế. DN tại TP cũng được cấp tiền từ Quỹ duy tu của các Ban quản lý KCN, KCX để xây dựng lại hạ tầng bị đổ vỡ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo