xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo ngại việc tăng giá dây chuyền, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng: Không để nguồn cung thiếu

(Theo Sài Gòn Giải Phóng)

Việc hàng loạt các mặt hàng trọng yếu như: xi măng, than, điện,... chuẩn bị tăng giá vào năm 2006 và mục tiêu tăng trưởng ở mức cao đã khiến dư luận đang lo ngại về nguy cơ tăng giá dây chuyền. Trao đổi với chúng tôi bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng cho biết:

Một số ngành sẽ được cho tăng giá nhưng sẽ ở mức độ nhất định, không để cho họ lỗ. Việc cho phép tăng giá đồng nghĩa buộc họ phải nâng cao sức cạnh tranh. Đây là một biện pháp nhằm kiềm chế sự tăng giá...

- Thưa Bộ trưởng, làm thế nào để giá cả các loại hàng hóa khác không “leo thang” theo vào năm sau nếu những mặt hàng trọng yếu này tăng giá?

- Vấn đề quan trọng nhất là không làm mất cân đối cung – cầu, đây sẽ là giải pháp được tập trung điều hành, đặc biệt là than, điện, xi măng, phân bón... Tiếp đến là công tác điều hành tăng trưởng, không để quá “nóng”, không “thả” ra quá nhiều tiền.

Riêng tiền lương, chúng ta vẫn phải tăng nhưng tiền cho đầu tư phát triển, tín dụng ngân hàng bỏ ra phải hợp lý, không để gây ra tình trạng “nóng”. Bên cạnh đó, chúng ta phải chấp nhận giá cao của thị trường thế giới nhưng phải phù hợp với tình hình kinh tế như xăng chúng ta tiếp tục mở, dầu phải giảm bù lỗ... nhưng vẫn phải đảm bảo sức chịu đựng của nền kinh tế.

- Năm 2006, chúng ta đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao. Như vậy, rõ ràng sẽ có ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả hàng hóa?

-Vì vậy, chính sách về giá cả phải mềm dẻo. Nếu ta có thể đẩy mức tăng trưởng lên đến 10% thì cũng có thể cho mức tăng giá cả lên hơn một chút. Nếu tăng trưởng kinh tế là 8% thì mức tăng CPI cũng khoảng đó, tùy tình hình thực tế trong năm. Muốn tăng trưởng cao nhưng không để giá lên là một điều khó.

- Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, tốc độ tăng trưởng năm sau phải cao hơn mục tiêu Chính phủ đề ra (8%). Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào?

- Năm sau, tình hình tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm, nhưng chúng ta vẫn muốn lên cao nữa. Điều đó rất rủi ro.

- Quan điểm của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội là Chính phủ phải đặt ra một mức lạm phát cố định để có giải pháp quyết liệt trong điều hành. Ý kiến của Bộ trưởng như thế nào?

- Tốc độ tăng trưởng mà lên 9% thì mức độ tăng giá 8% hay trên 8% thì cũng không có vấn đề gì. Theo tôi, không nên “chốt” cứng vào một con số để cho việc điều hành bị động, tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng giá là được. Với xăng dầu, nguyện vọng của tôi là đã xử lý xăng rồi (xóa bao cấp giá xăng) thì giá dầu cũng phải giảm dần bao cấp để tiến tới bỏ bao cấp. Bởi bao cấp gây nên sự bất bình đẳng trong nền kinh tế. Bao cấp thì lấy đâu ra xóa đói giảm nghèo, lấy đâu ra giải quyết các vấn đề xã hội... và không tạo ta sức cạnh tranh mới cho doanh nghiệp.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy: Lạm phát năm 2006 sẽ vào khoảng 6%

Việc đề ra mục tiêu lạm phát là cần thiết, nhưng đề ra mục tiêu như thế nào cho có tính khả thi. Phải cân nhắc là chúng ta tăng trưởng kinh tế nhanh, nhất là mức lạm phát phải cao hơn mức lạm phát của tăng trưởng chậm; bởi thường tăng trưởng “nóng” dẫn đến lạm phát tăng cao. Quốc hội chưa đồng tình với Chính phủ về việc kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn mức tăng trưởng mà phải có con số cụ thể.

Theo tôi, nền kinh tế phát triển bền vững sẽ tốt nếu lạm phát được duy trì ở mức thấp hơn tăng trưởng từ 1%-2%. Đó là tôi muốn kiến nghị Quốc hội để cân nhắc khi quyết định mục tiêu cho năm 2006. Chẳng hạn, năm 2006 chúng ta đề ra mục tiêu kinh tế tăng trưởng khoảng 8%, thì lạm phát khoảng 6%-7%, chứ không nên nói nhất định phải 6% hay 7%.

Chúng tôi cho rằng trong năm tới, lạm phát của Việt Nam sẽ ở mức khoảng 6%. Nhiều cơ quan quốc tế cũng có dự đoán gần tương tự, như Tập đoàn City Group dự báo con số này khoảng 6%, Ngân hàng Phát triển châu Á thì dự báo khoảng 5,7%.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo