xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mất thị trường do phòng vệ kém

PHƯƠNG NHUNG

Việc thực thi pháp luật phòng vệ thương mại của doanh nghiệp còn yếu dẫn đến hậu quả nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp thuế chống phá giá hoặc mất thị trường

Tại hội thảo “Ảnh hưởng của việc đánh trùng thuế đối với nền kinh tế phi thị trường trong điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp” được Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương phối hợp với Học viện Phát triển Hàn Quốc tổ chức ngày 17-12 ở Hà Nội, Cục Quản lý cạnh tranh công bố: Các vụ việc điều tra về phòng vệ thương mại (PVTM) với Việt Nam giai đoạn 1995-2012 là 62 vụ, trong đó có 40 vụ bị điều tra phá giá.
Riêng năm 2012, số vụ PVTM Việt Nam bị điều tra tăng đột biến, chiếm 1/6 tổng số vụ từ trước đến nay. Đa số nhằm vào ngành hàng và thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cụ thể: 2/3 số vụ kiện nhằm vào tốp 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (da giày, thủy sản, thép…), 3/4 số vụ kiện nhằm vào tốp 10 thị trường xuất khẩu chủ lực (Mỹ, EU, Canada…).
Đáng lưu ý là trong những vụ kiện đó, nội dung thường có xu hướng đánh trùng thuế trợ cấp và thuế bán phá giá đối với những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Hậu quả các doanh nghiệp (DN) do cùng lúc chịu 2 loại thuế nên giảm sức cạnh tranh về giá thành sản phẩm.
Thực tế, nhiều DN đã đánh mất thị trường của mình do chính sách áp thuế này. Điển hình là mặt hàng xe đạp của Việt Nam sau một thời gian bị áp thuế, hiện nay DN đã không quay lại được thị trường vốn rất tiềm năng là EU.
Phân tích nguyên nhân, bà Phạm Hương Giang, Phó Trưởng Ban PVTM - Bộ Công Thương, cho biết quy định pháp luật PVTM của Việt Nam ra đời muộn nên việc thực thi pháp luật PVTM còn nhiều hạn chế, thể hiện ở số lượng vụ việc điều tra.
Ví dụ vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đầu tiên và cũng là duy nhất tính đến thời điểm này của Việt Nam là sản phẩm kính nổi phục vụ trong công nghiệp với nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philippines năm 2009.  Kết quả cuối cùng được đưa ra là không áp dụng biện pháp tự vệ vì không có đủ bằng chứng về thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Cũng theo bà Giang, Chính phủ đã ban hành pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa vào Việt Nam, pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Tuy nhiên, nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền và lợi ích của DN chưa cao, chưa nắm rõ quy định pháp luật về PVTM.

Trước tình hình trên, bà Giang cho biết Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá hoàn toàn miễn phí cho DN. Hệ thống này có phạm vi cảnh báo với 11 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, gồm: thủy sản, nội thất, chất dẻo, cao su, giấy, dệt may, giày dép, thép, máy móc, linh kiện điện, thiết bị điện. Phạm vi cảnh báo về thị trường bao gồm: Mỹ, EU, Canada, Brazil, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ.

Cần kiện toàn quy định pháp luật; cần có những chính sách, kế hoạch thích hợp mới có thể phát huy hơn nữa việc vận dụng pháp luật về PVTM một cách thích hợp và hiệu quả đến từng doanh nghiệp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo