xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Món nợ phải trả

DƯƠNG QUANG

Người dân, chủ thể đang giữ một lượng vàng rất lớn, vốn không quan tâm nhiều đến các phương pháp quản lý, điều hành nặng về kỹ thuật của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Điều họ quan tâm là làm thế nào để thôi thót tim, đừng mãi đánh đu với tài sản của chính mình.

img
SJC là thương hiệu vàng độc quyền hiện nay. Ảnh: Hồng Thúy
 
Đã có rất nhiều đồn đoán gần đây về các đợt sóng giá vàng mới khiến người giữ vàng lo lắng, nhất là khi NHNN mở 3 đợt đấu thầu vàng. Nhưng rồi, đến hết ngày 6-4, mọi chuyện vẫn như cũ, giá vàng trong nước vẫn ngự ở mức khá cao và cách biệt với giá thế giới trên 4 triệu đồng/lượng.

Điều này đồng nghĩa rủi ro vẫn tiềm ẩn, như một thứ bong bóng, rất dễ vỡ!

Rủi ro ấy hầu như không phát sinh từ quan hệ điều tiết cung - cầu của thị trường mà đến từ cách quản lý của NHNN.

Một là việc chọn SJC làm thương hiệu độc quyền. Dù SJC ngày 5-4 đã lên tiếng phản bác “cáo buộc” rằng sự độc quyền đó khiến lợi nhuận chảy thêm vào túi SJC, gây phương hại đến các thương hiệu vàng khác, làm nhiễu loạn thị trường... nhưng vẻ như hiếm ai tin lời phân trần ấy. Ai cũng biết độc quyền thì làm gì còn cạnh tranh, tức là tính thị trường bị triệt tiêu.
 
Theo quy luật mạnh được - yếu thua, đặc quyền đặc lợi không rơi vào tay kẻ mạnh thì rơi vào đâu nữa! Một khi NHNN còn quyết định giá vàng, mua thấp (vàng tài khoản ở nước ngoài) và bán cao (SJC trong nước) thì rủi ro, thiệt thòi vẫn đổ lên đầu người nắm giữ vàng!

Hai là chênh lệch giá quá xa so với thế giới. Hẳn chẳng ai quên và chắc Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình còn nhớ tuyên bố lúc vừa nhậm chức của ông, rằng “khi giá vàng trong nước chênh lệch với giá thế giới từ 400.000 đồng/lượng trở lên là chắc chắn có đầu cơ, phải chấm dứt tình trạng này”. Nay, chênh lệch giá đã gấp hơn 10 lần so với “hạn mức đầu cơ” rồi đó, vậy thì dẹp thế nào đây, ai dẹp?

Tất nhiên là NHNN, chứ còn ai khác! Vấn đề là muốn dẹp hay không mà thôi. Sau mỗi đợt đấu giá, khoảng chênh lệch ấy lại nhích lên. Có ý kiến cho rằng thử lấy 4 triệu đồng/lượng (chênh lệch) nhân với 26.000 lượng (đấu thầu mỗi đợt) thì sẽ thu về hơn 100 tỉ đồng, qua 3 đợt như thế có thể thu hơn 300 tỉ đồng cho ngân sách.

Không thể nói như thế, bởi mục tiêu xuyên suốt và lâu dài là phải kéo vàng về với giá trị thực của nó, mà trước hết là sát với giá thế giới, chứ không phải “đánh quả” qua từng phiên đấu giá, mà thực chất là mua bán vàng - công việc không nằm trong nhiệm vụ chính của NHNN.

Hai câu hỏi chưa có hồi đáp này là 2 khoản nợ, lãnh đạo NHNN phải sớm trả cho người dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo