xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một mặt hàng, chỉ một đầu mối kiểm tra

Nguyễn Hưởng

Ngày 20-10, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu Tổ Công tác của Thủ tướng kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN).

Theo báo cáo của Bộ KH-CN, từ đầu năm đến nay, trong 403 nhiệm vụ Chính phủ và Thủ tướng giao, bộ đã hoàn thành 245 nhiệm vụ, còn 158 nhiệm vụ chưa hoàn thành nhưng vẫn nằm trong hạn cho phép, đạt tỉ lệ 100% nhiệm vụ không quá hạn.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng cải cách kiểm tra chuyên ngành là một trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ bởi hoạt động này đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp (DN). Trung bình, mỗi năm, DN phải mất 30 triệu ngày công và chi phí gần 15.000 tỉ đồng cho kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. "Hiện có gần 100.000 mặt hàng phải kiểm tra khi thông quan. Một con số rất lớn nhưng tỉ lệ phát hiện vi phạm rất ít, chỉ khoảng 0,06%" - ông Dũng nhận xét.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng và Chính phủ là giảm tối đa tình trạng chồng chéo trong kiểm tra, một mặt hàng chỉ giao một đầu mối quản lý. "Một dây chuyền sản xuất ô tô, đã kiểm tra khi nhập khẩu rồi nhưng khi đưa về nhà máy, lắp ráp thì bộ khác lại đến kiểm tra lần nữa. Hay một xe cẩu mà phần xe thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông Vận tải, phần cần cẩu lại thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là bất hợp lý. Chính phủ, các bộ đã thống nhất chỉ giao một đầu mối kiểm tra" - Tổ trưởng Tổ Công tác nhấn mạnh.

Theo Tổ trưởng Tổ Công tác, Thủ tướng đặc biệt nhắc nhở các bộ về tình trạng "của anh, của tôi" khi kiểm tra hàng hóa. Ngoài ra, Bộ KH-CN lưu ý việc tiếp tục rà soát, sớm công bố các quy chuẩn quốc gia với hàng hóa để có căn cứ kiểm tra. "Động cơ ô tô của các nước G7 hay điện thoại iPhone 8 thì phải xem xét có cần kiểm tra nữa không? Có công nhận kết quả đánh giá của nước ngoài được không? Các sản phẩm chạy thử, hàng triển lãm, hàng mẫu thì phải xem xét để thông quan nhanh. Nếu không ảnh hưởng đến con người, môi trường, an ninh quốc phòng, cần xem xét cắt bỏ thủ tục" - ông Dũng nói.

Tán thành quan điểm trên, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Phòng Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng việc giữ độc quyền nhà nước với hoạt động kiểm tra, kiểm định, xác nhận chất lượng hàng hóa đang tạo ra chi phí lớn, nhũng nhiễu, tiêu cực. Do vậy, DN nhập hàng ở phía Nam phải cầm sản phẩm ra Bắc để làm thủ tục kiểm tra, xác nhận, tốn kém và hình thức.

Theo ông Tuấn có những hãng cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn châu Âu, hàng sản xuất từ những nước G7 mà đưa sang Việt Nam lại không đạt tiêu chuẩn. Việc kiểm tra chuyên ngành đối với các hàng hóa như iPhone 8 chẳng khác nào "ta trình độ lớp 4 đi kiểm tra người ta trình độ lớp 10".

Ông Tuấn đề nghị áp dụng cách thức tương tự Đài Loan, quy định hàng hóa đến từ những nước có trình độ phát triển cao như vậy, có chứng nhận tiêu chuẩn ở đó thì đưa vào Việt Nam không cần kiểm tra.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thừa nhận: "Đi một buổi mới thấy kiểm tra chuyên ngành cực kỳ khó, bước vào lãnh địa đó như một mớ rừng rậm không lối ra, chúng ta còn khó mò chứ đừng nói tới DN".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo