xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngành ô tô tiếp tục đòi ưu đãi

Phương Nhung

Đánh giá cao thị trường Việt Nam nhưng các nhà đầu tư vẫn đòi hỏi rất nhiều ưu đãi trong khi cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang bàn

Tại tọa đàm “Chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 27-4, đại diện nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tiếp tục xin ưu đãi và đề nghị có định hướng chính sách cụ thể.

Không chê nhưng vẫn đòi hỏi

Trước nhiều băn khoăn về việc Toyota có thể rời bỏ Việt Nam, ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam, nhìn nhận Toyota không dễ dàng rời bỏ Việt Nam với thị trường 90 triệu dân hiện nay và còn hướng tới con số 100 triệu dân trong tương lai.

Ngay bản thân Toyota khi xem xét việc đi hay ở cũng đã cân nhắc đến tiềm năng phát triển ngành ô tô ở Việt Nam khi mới chỉ 2% người dân sở hữu ô tô trong tổng số dân 90 triệu người. Chưa kể, tỉ lệ tăng GDP của Việt Nam cũng ở mức cao với khoảng 6%-7%, GDP bình quân đầu người đạt 2.000 USD năm 2014 và dự báo có thể đạt 3.000 USD vào năm 2025. Toyota cũng đánh giá cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và giai đoạn ô tô hóa được dự đoán diễn ra vào khoảng năm 2025.

Toyota đòi hỏi nhiều ưu đãi để đứng vững ở thị trường Việt Nam khi thuế suất nhập khẩu tô tô về 0% vào năm 2018. 
Trong ảnh: Các mẫu xe do Toyota lắp ráp tại triển lãm Vietnam Motor Show 2014 Ảnh: TẤN THẠNH
Toyota đòi hỏi nhiều ưu đãi để đứng vững ở thị trường Việt Nam khi thuế suất nhập khẩu tô tô về 0% vào năm 2018. Trong ảnh: Các mẫu xe do Toyota lắp ráp tại triển lãm Vietnam Motor Show 2014 Ảnh: TẤN THẠNH

Tuy vậy, những điểm cộng nói trên vẫn chưa đủ với Toyota nếu không có những chính sách ưu đãi giúp họ “đối phó” với làn sóng nhập khẩu nguyên chiếc khi thuế suất nhập khẩu ô tô về 0% vào năm 2018. Do đó, Toyota đã đưa ra những “yêu sách” không hề dễ dàng với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam:

Thay đổi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt  (TTĐB) cho xe lắp ráp từ giá bán của nhà sản xuất thành giá xuất xưởng; giảm thuế nhập khẩu linh kiện từ Nhật Bản về 0% như Thái Lan và Indonesia đã làm; hỗ trợ về giá trị tương đương 50% mức chênh lệch chi phí sản xuất giữa xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu với giai đoạn hỗ trợ ít nhất 10 năm; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và cuối cùng là giảm thuế TTĐB cho xe sản xuất trong nước.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco), cũng cho rằng Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư chưa có cơ sở sản xuất ở ASEAN. “Nhưng họ có thể e ngại thị trường chưa đủ lớn. Bởi vậy, muốn thu hút cần ưu đãi và chính sách ưu đãi phải dựa trên dung lượng thị trường” - ông Dương nhấn mạnh.

Về chính sách thuế, ngoài các đề xuất tương tự Toyota, chủ tịch Thaco cũng kiến nghị ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với dự án lớn và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lâu dài.

Vẫn đang xây dựng chính sách

Trước các kiến nghị về chính sách thuế, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) - ông Lưu Đức Huy - cho biết Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đang phối hợp để đề xuất xây dựng chính sách ưu đãi cho đầu tư, sản xuất ô tô, trong đó có nghị định hướng dẫn Luật Thuế TTĐB.

“Hiện nay, ngành sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô thuộc lĩnh vực ưu đãi về thuế, đất đai... Tuy nhiên, phải rà soát xem ưu đãi đến đâu vì Luật Đầu tư chỉ có nguyên tắc chung, chưa cụ thể” - ông Huy lý giải.

Đại diện Bộ Công Thương, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, trong buổi họp báo thường kỳ của bộ diễn ra vào chiều cùng ngày, khẳng định không có cơ sở nào về việc “đại gia” Toyota xem xét ngừng đầu tư ở Việt Nam hay yêu cầu trợ giá.

Với các kiến nghị của Toyota về thuế, Bộ Công Thương nhìn nhận đó là góp ý cho những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường ô tô.

“Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành để có chính sách cụ thể, bảo đảm tính khả thi để có thể thực hiện quy hoạch công nghiệp ô tô Việt Nam” - Thứ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định và cho biết bản dự thảo chính sách mới để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất ô tô tại Việt Nam sẽ đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Thủ tướng xem xét, thông qua.

Khó nội địa hóa do thị trường nhỏ

Trước nhiều ý kiến thắc mắc ngược trở lại với Toyota khi cam kết về tỉ lệ nội địa hóa không đạt, ông Yoshihisa Maruta, Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam, cho rằng do sản lượng các mẫu và chủng loại xe đưa ra thị trường ở Việt Nam thấp, chỉ vài ngàn chiếc mỗi năm nên rất khó xây dựng doanh nghiệp làm công nghiệp hỗ trợ.

“Mỗi loại xe, mẫu xe có linh kiện khác nhau nên đòi hỏi phải sản xuất hàng loạt, số lượng lớn mới giảm chi phí và có lãi được. Nếu xây dựng các doanh nghiệp phụ trợ cho từng loại xe mà các mẫu xe tại thị trường Việt Nam bán được ít thì doanh nghiệp sẽ phá sản” - ông Yoshihisa phân trần.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo