xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngơ ngác trước FTA (*): Mù mờ thông tin

Thái Phương - Thanh Nhân

Cơ quan nhà nước chậm trễ, lúng túng trong công tác tuyên truyền; doanh nghiệp thì thiếu thông tin dẫn đến nhiều hệ lụy, thiệt thòi

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã và sẽ ký rất nhiều, nội dung khá phức tạp. Cộng đồng doanh nghiệp (DN) đang rất cần những thông tin cụ thể nhưng đến nay, cả nước chỉ mới có đề án tăng cường công tác thông tin tuyên truyền hội nhập chứ chưa có nội dung chi tiết phổ biến cái gì, như thế nào, thời lượng ra sao.

Rất đáng ngại!

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP HCM, cho biết có đến 80% DN nhỏ và vừa của hội gần như không tiếp cận được thông tin về hội nhập. “Thời gian qua, chúng tôi tự đề xuất tổ chức những buổi tuyên truyền, hội thảo để phổ biến các hiệp định cho DN nhưng kinh phí của hội ngành nghề không đủ, chúng tôi phải trình Sở Công Thương xin kinh phí và hiện đang chờ sở duyệt. Tôi đề nghị nếu tổ chức tuyên truyền các thông tin về hội nhập thì nên có đề án chuẩn, báo cáo viên chuẩn để chuyển tải tới DN” - bà Chi nói.

Đại diện doanh nghiệp trong và ngoài nước trao đổi thông tin tại một diễn đàn xuất khẩu ở TP HCM 
Ảnh: TẤN THẠNH
Đại diện doanh nghiệp trong và ngoài nước trao đổi thông tin tại một diễn đàn xuất khẩu ở TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Lãnh đạo một số địa phương như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương nêu thực tế: Trong khi các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã chủ động chuẩn bị cho hội nhập từ năm 2000 thì các DN Việt Nam, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, vẫn “bình chân như vại”, không biết chuẩn bị gì và… không chuẩn bị gì. Rất đáng ngại. Mù mờ thông tin thì DN không thể “sáng” trong hoạch định chiến lược, kế hoạch cho tương lai để đầu tư, mở rộng sản xuất.

Một chuyên gia kinh tế, cũng là thành viên HĐQT của một DN dệt may, kể câu chuyện khi ông trao đổi với nhiều DN trong nước, hỏi về việc sẵn sàng để hội nhập sâu rộng, ai cũng nói “phải thay đổi” nhưng thay đổi cái gì thì lại không biết. “Nhiều DN xây dựng thương hiệu trong 20 năm nhưng không lớn lên được, vẫn là quy mô nhỏ và vừa vì không có chiến lược rõ ràng, bài bản” - vị này nhìn nhận.

Lý giải sự tréo ngoe này, vị chuyên gia kinh tế cho rằng do DN quá thiếu thông tin hay cơ sở dữ liệu về mặt thông tin để họ có thể phân tích, hoạch định chiến lược. “DN nói sẵn sàng hội nhập nhưng hỏi họ có gì để đưa ra thị trường, để cạnh tranh với DN nước ngoài thì ai cũng im lặng. Hội nhập đang tạo điều kiện cho hàng hóa Trung Quốc, Thái Lan... tràn vào từng ngóc ngách thị trường trong nước. Nghe đến Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), ai cũng biết nhưng làm gì để tận dụng được lợi thế thì lại là câu hỏi khó” - chuyên gia kinh tế này dẫn chứng.

Hụt hơi trong tuyên truyền

TP HCM cũng như các tỉnh, thành đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị để phổ biến về các FTA cho DN nhưng đa phần thông tin còn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng DN theo từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Giám đốc một DN tại TP HCM cho biết ông rất ngại đi dự các hội nghị, hội thảo về hội nhập vì càng nghe càng rối; diễn giả thường nói về các vấn đề vĩ mô chung chung. “Thậm chí có chuyên gia khi tôi hỏi có nắm nội dung cụ thể hiệp định mà 2 bên đàm phán ký kết không thì nhận được câu trả lời là chỉ biết đại khái và nắm thông tin qua báo chí nước ngoài kết hợp với việc tự tìm thông tin!” - vị giám đốc này kể.

Nhiều DN khác than thở ở đâu cũng nghe mọi người bàn đến hội nhập thông qua hàng loạt FTA nhưng cụ thể thế nào thì ít người hiểu nên họ không biết phải làm gì. Hệ quả là DN đứng trước khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản. Ngành chăn nuôi là một ví dụ. Hiện các trang trại, DN chăn nuôi đang đuối sức trong việc cạnh tranh với thịt ngoại giá rẻ nhập vào ồ ạt.

Theo GS-TS Đoàn Thị Hồng Vân, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, nhiều DN có tâm lý cho rằng chuyện đã rồi, có kêu cũng vậy thôi, làm được đến đâu thì làm. Vì vậy, cơ quan chức năng nên phổ biến trước cho DN là Việt Nam sẽ đàm phán gì, tác động đến DN như thế nào và nghe DN góp ý.

Ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm WTO TP HCM, nhận định DN không có thời gian để đọc, hiểu hiệp định. Sức nóng của hội nhập đã phả tới gáy nhưng làm thế nào để nắm thông tin là vấn đề lớn. “Nhu cầu khá lớn, nội dung khá phức tạp, chúng tôi khá lúng túng và cảm thấy hụt hơi trong việc chọn lọc nội dung để chuyển tải đến DN. Ngay từ bây giờ, các bộ - ngành và cơ quan chuyên môn phải có kế hoạch cụ thể để chuyển tải chi tiết nội dung của từng hiệp định đến với từng ngành nghề một cách rõ ràng hơn” - ông Phạm Bình An đề xuất.

Kỳ tới: “Ép” doanh nghiệp thay đổi

30% doanh nghiệp chưa biết về TPP

Ngày 27-8, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Lãnh đạo nhiều địa phương cho rằng bên cạnh những thành tựu đạt được khi hội nhập, hạn chế lớn hiện nay là DN và cả ban - ngành địa phương vẫn còn thiếu thông tin, chưa hiểu biết nhiều về hội nhập.

Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bà Phạm Thị Thu Hằng, cho biết theo khảo sát của VCCI, rất nhiều DN chưa nhận thức được cơ hội, thách thức mà các FTA mang lại. Gần 30% DN vừa và nhỏ chưa nghe tới TPP hoặc chưa có khái niệm về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). T.Phương

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo