xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người vay tiêu dùng cần được bảo vệ

NGỌC ÁNH

Trong khi dư nợ cho vay tiêu dùng tăng trưởng trung bình gần 20%/năm, nhiều quy định hiện hành trong lĩnh vực này đã lạc hậu

Ngày 22-7, tại TP HCM, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội thảo “Bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, thực trạng và giải pháp”.

Luật gia Phan Thị Việt Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM, cho rằng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, bức xúc nhất của người khiếu nại là cách thức đòi nợ của bên cho vay. “Người vay thường xuyên bị gọi điện đe dọa, quấy rối để đòi tiền vào nửa đêm hay sáng sớm khiến họ bị khủng hoảng tinh thần. Không chỉ nhắc người vay trả nợ chậm, đôi khi việc nhắc nợ “khó nghe” được thực hiện trước thời điểm thanh toán 1-2 ngày.

Do quá mệt mỏi, người vay muốn trả nợ sớm một lần thì được thông báo số tiền phải đóng để chấm dứt hợp đồng sớm quá cao, tương đương trả chậm, với lý do “vi phạm hợp đồng” khiến họ thêm bức xúc. Khi mời 2 bên đến làm việc thì mới biết công ty tài chính không trực tiếp thu hồi nợ mà thuê một công ty khác đòi nợ. Công ty tài chính cũng không biết nhân viên đòi nợ đối xử ra sao với người vay. Thực tế khá phổ biến là người tiêu dùng không đọc hợp đồng mà ký đại, đến khi xảy ra chuyện mới lôi hợp đồng ra xem” - bà Thu nhận định.

Cho vay tiêu dùng đang có mức tăng trưởng mạnh Ảnh: TẤN THẠNH
Cho vay tiêu dùng đang có mức tăng trưởng mạnh Ảnh: TẤN THẠNH

Cục Quản lý cạnh tranh dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, 7 năm qua, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đã tăng trưởng trung bình gần 20%/năm, ước tính hiện có khoảng 15,8 triệu người là khách hàng tiềm năng của các công ty cung cấp tín dụng tiêu dùng. Còn theo báo cáo của một công ty hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, trong 2 năm 2013-2014, lợi nhuận của công ty này tăng 38,7%; tổng tài sản tăng 124,7% từ 2.611 tỉ đồng lên 5.867 tỉ đồng.

Ông Phan Thế Thắng, Phó Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Cục Quản lý cạnh tranh), cho biết cùng với sự phát triển nóng của thị trường thì các khiếu nại của người tiêu dùng cũng gia tăng. Tại nhiều nước, dịch vụ tài chính luôn dẫn đầu danh sách khiếu nại của người tiêu dùng với khoảng 50%.

Theo TS Phan Thế Công (Khoa Kinh tế và Luật Trường ĐH Thương mại Hà Nội), pháp luật chưa có quy định riêng về điều kiện, giới hạn, quy trình cho vay tiêu dùng. Nhìn chung những quy định hiện hành đã lạc hậu so với thực tế đa dạng của tín dụng tiêu dùng. Về lãi suất cho vay, các công ty tài chính đang áp dụng mức quá cao, từ 20%-60%/năm và áp dụng nhiều khoản phí, khoản phạt để lách quy định của pháp luật.

Luật gia Phan Thị Việt Thu đề xuất: “Nên buộc doanh nghiệp phải cho người vay biết chi tiết các khoản cần đóng nhằm khuyến khích thị trường phát triển lành mạnh, cân bằng lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội”.

Mới là thị trường sơ khai

Là một doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, ông Lê Trí Thông, Phó Tổng Giám đốc Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, đánh giá thị trường Việt Nam tăng trưởng nhanh nhưng mới là “thị trường sơ sinh”, tiềm năng còn rất lớn. Tuy vậy, đây là lĩnh vực không đơn giản, người tiêu dùng cần được cung cấp thông tin minh bạch và cần được bảo vệ thì thị trường mới phát triển bền vững.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo