xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhà bán lẻ ngoại dồn doanh nghiệp Việt vào chân tường

Theo Bình Nguyên (Zing)

Để dọn đường cho hàng của mình, nhà bán lẻ ngoại sẽ tạo sức ép lên hàng Việt. Chuyện Thế Giới Di Động bị “hất” khỏi Big C không còn là “chuyện nhỏ"như người trong cuộc khẳng định.

Một doanh nghiệp sản xuất thừa nhận quyền lực nhà bán lẻ ngày một lớn. Và việc sử dụng quyền lực thiếu lành mạnh dưới nhiều hình thức đang dồn đơn vị cung ứng nội địa vào chân tường.

Rất dễ nhận thấy nhà cung ứng hoàn toàn ở thế yếu trong mối quan hệ với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại. Họ phải “cố đấm ăn xôi” vì sợ rời siêu thị thì cũng không có con đường nào sáng hơn.

Có thể thấy đằng sau chuyện “trục xuất” cửa hàng Thế Giới Di Động ra khỏi Big C đang là một hệ lụy lớn chứ không hẳn là chuyện bình thường như hai bên khẳng định.

Hơn 70% thị phần sẽ vào tay nhà bán lẻ ngoại?

Người Thái đang sở hữu nhiều chuỗi bán lẻ lớn ở Việt Nam nên “cơn lốc” hàng Thái chiếm lĩnh thị trường đang hiện hữu. Thời gian tới với sự hậu thuẫn của chuỗi bán lẻ đồng hương, các mặt hàng tiêu dùng và nông sản của Thái Lan sẽ “thị uy” trước sự yếu thế của hàng Việt.

Thực tế, việc các tập đoàn phân phối nước ngoài lần lượt thâu tóm thị phần bán lẻ nội trong thời gian qua đang dẫn đến những hệ lụy đối với các ngành sản xuất nội địa, cũng như những rủi ro với người tiêu dùng (nếu các nhà bán lẻ ngoại sau khi thống lĩnh thị trường đồng loạt tăng giá bán).

Theo ông Phạm Trung Kiên, Phó tổng giám đốc Saigon Co.op, trong kênh bán lẻ hiện đại năm ngoái, khối ngoại đã chiếm thị phần đến hơn 58%, khối nội chỉ còn chiếm hơn 41%. Tổng doanh số ngành bán lẻ hiện đại của khối ngoại năm 2015 đã đạt đến 45.500 tỉ đồng, trong khi khối nội có doanh số khoảng 32.000 tỉ đồng.

Dự báo đến năm 2020, ông Kiên cho rằng ngành bán lẻ hiện đại của khối ngoại sẽ đạt 187.000 tỉ đồng doanh thu, còn khối nội thì vào khoảng 71.400 tỉ đồng. Tỷ lệ lúc đó sẽ là 27,6% thị phần cho doanh nghiệp nội địa và 72,4% thị phần cho khối ngoại.

Hàng Việt đang bị động về vị trí của mình trong siêu thị ngoại. Ảnh: T.Tân
Hàng Việt đang bị động về vị trí của mình trong siêu thị ngoại. Ảnh: T.Tân

Việc Thế Giới Di Động ra khỏi Big C không tác động nhiều đến thị trường cũng như từng doanh nghiệp. Nhưng việc một nhà bán lẻ nước ngoài có những yêu cầu khiến doanh nghiệp Việt Nam phải rút khỏi hệ thống đã đặt ra bài toán cho chính doanh nghiệp Việt trong việc tự xây dựng chuỗi liên kết của riêng mình.

Hàng Việt bị động trong mọi điều kiện

Luật chơi trên thị trường bán lẻ đang được các doanh nghiệp ngoại áp đặt một cách nghiệt ngã. Trước hết là rào cản chiết khấu ngày càng cao, tạo gánh nặng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chẳng hạn, xuất phát điểm chiết khấu cho siêu thị 5%, mỗi năm tăng thêm 1% và hiện có doanh nghiệp phải chịu mức chiết khấu đến 30%. Nhiều doanh nghiệp sản xuất nội than phiền họ không điều chỉnh được bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng cung ứng.

Thậm chí họ buộc phải trả các loại phí như phí trưng bày, phí mở mã hàng, phí thuê quầy kệ, quảng cáo... ở mức rất cao và còn bị điều chỉnh rất tùy tiện.

Khi siêu thị thực hiện các chương trình khuyến mãi hoặc mở điểm bán mới, nhà cung cấp phải hỗ trợ phí khuyến mãi, bằng cách giảm giá bán 15-30% với thời gian 10-30 ngày và mỗi năm 1-3 lần.

Chưa hết, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, muốn mở mã hàng, ngoài khoản phí theo quy định của hệ thống siêu thị, doanh nghiệp phải "lót tay" từ 10 đến 20 triệu đồng/mã hàng cho riêng nhân viên bộ phận này.

Ông Trương Phú Chiến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bibica, cho biết năm 2014 công ty ông phải trả chi phí thuê quầy kệ cho một siêu thị là 1,2 tỉ đồng. Đến năm 2015, công ty được thông báo mức phí này tăng lên 2,2 tỉ đồng mà không nêu bất kỳ lý do nào, Bibica đành phải rút lui.

Đại diện một doanh nghiệp thủy sản bức xúc: “Việc đưa hàng vào các siêu thị ngoại thì mức chiết khấu phải lệ thuộc vào việc đối chiếu với tỷ lệ và quy mô của các đơn vị vào trước".

"Ví dụ khi doanh nghiệp A đưa hàng vào, siêu thị đối chiếu với doanh nghiệp B có quy mô lớn hơn vào trước đang có mức 15%, siêu thị cho rằng doanh nghiệp A phải chịu 16% vì quy mô nhỏ hơn và là doanh nghiệp mới", ông phân tích.

Siêu thị vẫn là kênh quan trọng

Công ty TNHH Minh Long 1 từng tuyên bố rút toàn bộ hàng ra khỏi hệ thống Metro cũng vì bị tăng chiết khấu, mặc dù tổng doanh thu của Minh Long 1 từ hệ thống này trong một năm hơn 30 tỉ đồng. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có tiềm lực để can đảm bỏ siêu thị như Minh Long.

Trong tình hình kinh doanh hiện tại, dù khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn xếp hàng đưa hàng hóa vào, bởi sợ khi bị đẩy khỏi hệ thống bán lẻ này thì cơ hội trở lại rất thấp vì rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tham gia.

Theo bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Saigon Food, với các doanh nghiệp cung cấp hàng, kênh siêu thị luôn là kênh rất quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm và thương hiệu.

Hầu hết doanh nghiệp trong nước là doanh nghiệp quy mô vừa hoặc nhỏ, siêu nhỏ nên mô hình tự sản xuất, tiếp thị, bán hàng nhỏ lẻ, manh mún lâu nay không thể giúp họ tạo nên sức mạnh và có sự cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy, họ buộc phải chấp nhận mọi điều kiện để được đưa hàng vào siêu thị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo