xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhà nước quá ôm đồm

Tô Hà

Nhà nước đang nắm giữ tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thông qua việc sở hữu và vận hành các doanh nghiệp quốc doanh, làm méo mó thị trường, chèn ép sự phát triển của khu vực tư nhân

Đó là bức tranh toàn cảnh được TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), đưa ra tại hội thảo về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, tổ chức ngày 12-4.

Những năm gần đây, nhà nước quan tâm hơn đến khu vực tư nhân nhưng khối dân doanh vẫn khó tiếp cận tín dụng. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: TẤN THẠNH
Những năm gần đây, nhà nước quan tâm hơn đến khu vực tư nhân nhưng khối dân doanh vẫn khó tiếp cận tín dụng. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: TẤN THẠNH

Theo TS Nguyễn Đình Cung, mặc dù đã thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thoái vốn dần nhưng hiện nay, phạm vi vốn nhà nước trong DN vẫn còn rất lớn. Trong số 781 DN 100% vốn nhà nước, có đến 49,3% số DN hoạt động sản xuất - kinh doanh thương mại. Nhiều DN còn hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, văn hóa, dược phẩm, quản lý bến xe, du lịch, cơ khí, dịch vụ suất ăn hàng không, dịch vụ hàng hóa...

Việc DNNN vẫn tập trung nhiều vào những ngành sản xuất - kinh doanh thương mại mà những DN thuộc các thành phần kinh tế khác có thể làm được đã hạn chế cơ hội và có thể tạo môi trường cạnh tranh không bình đẳng cho các DN ngoài nhà nước, đặc biệt là khu vực tư nhân trong nước. Đây là một xu hướng rất khác biệt với thông lệ thế giới cũng như thông lệ tốt của những nền kinh tế thị trường. “DNNN vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn, đặc biệt độc quyền ở một số ngành làm méo mó thị trường, tín hiệu thị trường sai lệch, thiếu cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ khiến năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp” - TS Nguyễn Đình Cung khẳng định.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS Trần Đình Thiên, cho rằng những bất cập nói trên đã bộc lộ từ hàng chục năm nay nhưng chưa có chuyển biến rõ rệt. Để kinh tế thay đổi không thể chỉ cải cách “lặt vặt” ở một số ngành, lĩnh vực mà phải có sự thay đổi về mặt thể chế và giải quyết được vấn đề mang tính hệ thống. Nếu làm chậm trễ tiến trình này thì mọi thay đổi nhỏ đều là lãng phí, chi phí cơ hội của nền kinh tế sẽ tăng lên. Để cải cách thể chế một cách hiệu quả, Việt Nam cần phải sàng lọc những kinh nghiệm từ thế giới. “Ở nhiều quốc gia, DNNN được thành lập để triển khai thực hiện kế hoạch phát triển cho một giai đoạn, sau đó đẩy mạnh cải cách DNNN, chỉ tập trung vào một số ngành chiến lược, trụ cột của nền kinh tế” - ông Thiên nói.

TS Nguyễn Đình Cung đề nghị nhà nước cần rút lui đáng kể khỏi nền kinh tế với tư cách là nhà đầu tư, nhà sản xuất trong DN. Thay vào đó, sự can thiệp của nhà nước chỉ nhằm khắc phục những thất bại của thị trường. Những việc cần làm ngay trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là bán thật mạnh những DNNN không còn hiệu quả, tư nhân hóa hẳn những lĩnh vực kinh doanh mà nhà nước không đáng nắm giữ như khách sạn, thương mại, nhà hàng, bán buôn bán lẻ, vận tải... Lĩnh vực nào tư nhân làm tốt hơn nên để họ làm. Những DNNN còn lại tách chức năng quản lý nhà nước và quyền chủ sở hữu, lập cơ quan chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu DN.

VEPR: Thâm hụt ngân sách vượt mục tiêu đề ra

Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý I/2016 được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố chiều 12-4 cho thấy thâm hụt ngân sách năm 2015 ước tính chiếm 6,34% GDP, cao hơn mục tiêu 5% GDP mà Quốc hội đưa ra. Đáng chú ý, tình trạng này đã diễn ra liên tục trong nhiều năm, phản ánh tình trạng kỷ luật tài khóa lỏng lẻo. Chưa kể đến vấn đề nợ công tăng cao, các khoản vay tăng nhanh chóng, trong khi Bộ Tài chính đã tiến hành nhiều giải pháp để giảm chi nhưng kết quả dường như chưa đáp ứng yêu cầu… đều là những thách thức lớn với nền kinh tế.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng dù ngân hàng Phát triển châu Á vừa đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2016 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6,7% nhưng theo ông, mức cao nhất đạt được chỉ từ 6,2%-6,5%. P.Nhung

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo