xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Niềm tin nhà đầu tư giảm sút

TÔ HÀ

Tham nhũng, nợ xấu đang làm hỏng hình ảnh Việt Nam trong cái nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài

Diễn đàn Doanh nghiệp (DN) Việt Nam 2012 - một sự kiện nằm trong khuôn khổ hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ - được tổ chức tại Hà Nội ngày 3-12. Cùng với sự cảnh báo về tình trạng tham nhũng, nợ xấu, các nhà đầu tư cũng nêu các kiến nghị nhằm khôi phục sự năng động của nền kinh tế Việt Nam.

img

Thị trường chứng khoán đang lao dốc, chỉ còn 33% doanh nghiệp có niềm tin để tiếp tục đầu tư. Ảnh: HỒNG THÚY

Chống tham nhũng ít có tiến bộ

Ông Preben Hjortlund, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu, cho biết niềm tin của các nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam đã giảm sút, chỉ số đánh giá chỉ còn 45 điểm do tình hình kinh doanh khó khăn cộng với các mức phạt và sự giám sát của các cơ quan Nhà nước.
Các DN cảm thấy không chắc chắn khi Chính phủ thể hiện sự lưỡng lự đối với việc định giá theo thị trường, thậm chí giá điện cũng phải xin phê duyệt. Trong khi đó, DN Nhà nước nắm nguồn lực quan trọng nhất lại làm ăn không hiệu quả, kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Thông tin từ nhóm khảo sát Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2012 (PCI - thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) cũng cho thấy niềm tin của nhà đầu tư đặc biệt xuống thấp sau sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt ngày 20-8.
Chứng khoán lao dốc trong khi chỉ còn 33% DN được khảo sát cho biết vẫn có niềm tin để tiếp tục đầu tư. Về tham nhũng, năm 2011 có 46% DN thừa nhận có hối lộ để đạt được mục đích nhưng sau ngày 20-8, tình hình còn xấu hơn vì các DN từ chối trả lời câu hỏi nhạy cảm này.

Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Mỹ (Amcham), nỗ lực chống tham nhũng được đưa ra từ năm 2004 nhưng đến nay ít có tiến bộ. 80% nhà đầu tư được hỏi vẫn cho rằng tham nhũng là hiện tượng phổ biến tại Việt Nam, làm giảm vai trò quản lý, làm yếu đi quy định của luật pháp và cản trợ sự phát triển kinh tế, đánh mất điều kiện cạnh tranh của DN. Amcham kêu gọi Việt Nam cần có cải cách cấp thiết để tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn.

Tụt hậu 10-20 năm

Đáng lo ngại là giới đầu tư đánh giá mặc dù lạm phát đã được kìm hãm từ mức trên 20% xuống 8%, đồng nội tệ ổn định nhưng Việt Nam vẫn khó đạt tăng trưởng bền vững vì chưa giải quyết được vấn đề nợ xấu và cải cách DN Nhà nước.

Ông Terence F.Mahony, Trưởng nhóm công tác thị trường vốn của Diễn đàn DN Việt Nam, nhắc lại bài học giải quyết khủng hoảng châu Á năm 1997, các nước chấp nhận phương án cho phá sản ngân hàng để giải quyết nợ. Tuy  nhiên, vấn đề tương tự chưa được thực hiện ở Việt Nam. “Từng là con rồng châu Á nhưng quản lý yếu kém và nợ xấu đã làm hỏng hình ảnh của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam đang tụt hậu so với các nước từ 10-20 năm” - ông Terence F.Mahony cảnh báo.

Quy mô nợ xấu của Việt Nam ở mức 12 tỉ USD, trong đó nợ mất vốn 7 tỉ USD được nhóm công tác này đánh giá là “có thể xử lý được”. Nhưng cần thiết phải lập ra công ty mua bán tài sản hoạt động trong vòng 5-7 năm và quá trình tái cơ cấu phải chấp nhận cho phá sản các ngân hàng yếu kém. Trước khuyến nghị này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình cho biết Việt Nam đã xây dựng đề án xử lý nợ xấu để bảo đảm đưa nợ xấu từ mức hơn 8% tổng dư nợ tín dụng hiện nay xuống 3% theo chuẩn quốc tế vào năm 2015.

Quyết liệt giải quyết nợ xấu

Tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã gửi đến các nhà đầu tư thông điệp về sự nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Việc cơ cấu các khoản nợ và giải quyết nợ xấu đang được thực hiện rất quyết liệt và chúng tôi khẳng định sẽ làm được”. Tiếp thu ý kiến của nhà đầu tư, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết trước mắt, Việt Nam đang xem xét tiếp tục giảm ngay lãi suất. Đồng thời đề xuất Quốc hội giảm thuế thu nhập DN trong năm 2013, rà soát phí và lệ phí để bảo đảm không tăng gánh nặng chi phí cho DN.

Về vấn đề điều chỉnh lương tối thiểu, Phó Thủ tướng cho biết cách đây mấy ngày, Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của các hiệp hội tăng lương tối thiểu 17%-18% trong năm 2013 thay vì mức tăng 22%-25% như lộ trình. Với mức tăng này, chỉ có 6,6% số DN buộc phải điều chỉnh lương tối thiểu và chi phí tăng thêm do điều chỉnh lương dưới 1% không ảnh hưởng lớn đến DN.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo