xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nợ công thiếu bền vững

THÁI PHƯƠNG - THY THƠ

Dù Bộ Tài chính khẳng định nợ công của Việt Nam vẫn ở mức an toàn nhưng Chính phủ đang phải vay để đảo nợ, cho thấy sự thiếu bền vững

Nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) chỉ ra xu hướng của nhiều nước là giảm quy mô nợ công thì Việt Nam lại tăng, ít nhất trong giai đoạn từ nay đến năm 2019. Đây là thách thức rất lớn cho Việt Nam nếu muốn duy trì tính bền vững của nợ công và sức tăng trưởng cho nền kinh tế trong tương lai.

Vung tay quá trán

Nợ công của Việt Nam bắt đầu tăng tốc mạnh kể từ năm 2009, khi nền kinh tế rơi vào suy giảm và Chính phủ thực hiện một số gói kích thích kinh tế nhằm vực dậy khu vực sản xuất. Số liệu thống kê của IMF cho thấy quy mô nợ công năm 2009 của Việt Nam đã tăng nhanh lên mức 47% GDP (so với mức 39,4% năm 2008). Đến cuối năm 2012, con số này đã lên 50% GDP. Còn theo công bố của Bộ Tài chính, năm 2014, nợ công của Việt Nam ở mức 59,6% GDP và dự kiến leo lên tới 61,3% vào cuối năm nay.

Các chuyên gia cho rằng nâng chất lượng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cũng là biện pháp làm giảm áp lực nợ côngẢnh: TẤN THẠNH
Các chuyên gia cho rằng nâng chất lượng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cũng là biện pháp làm giảm áp lực nợ côngẢnh: TẤN THẠNH

Nghiên cứu của nhóm tác giả Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright công bố tháng 10-2015 về nợ công cho thấy so với các nước trong nhóm có thu nhập trung bình thấp và cả nhiều nước mới nổi trong khu vực, Việt Nam có quy mô nợ công thuộc nhóm cao nhất. Tính bình quân trong hơn 10 năm qua, nợ công của Việt Nam đã liên tục tăng tốc mạnh, bình quân xấp xỉ 20%/năm, cao hơn rất nhiều tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng thời kỳ.

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, lý giải dù nợ công đang là rủi ro cực kỳ lớn cho ngân sách nhưng kỷ luật tài khóa quá lỏng lẻo và suốt thời gian qua không có những chính sách để thay đổi, siết chặt kỷ luật tài khóa.

Dẫn câu chuyện Cần Thơ vừa xin xây dựng công trình tượng đài Thanh niên Xung phong Tây Nam Bộ với kinh phí 188 tỉ đồng bằng nguồn vốn 100% ngân sách trung ương, ông Tuấn cho rằng nguồn chủ yếu gây phát sinh nợ công của Việt Nam đang nằm ở địa phương. Đơn cử, nếu nhìn vào kinh phí xây trụ sở so với thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các tỉnh, thành, nhiều nơi đang “vung tay quá trán”. Tỉnh nghèo lại “sang chảnh” hơn tỉnh giàu như Sóc Trăng, Thái Bình, Khánh Hòa, Nghệ An, Hải Dương, Lâm Đồng, Hà Tĩnh…

“Một số lãnh đạo tỉnh lý giải không xin ngân sách trung ương mà bán đất, đổi đất lấy hạ tầng để có thêm nguồn lực phát triển địa phương. Nhưng nếu không xây trụ sở, tiền bán đất đó đã đưa vào ngân sách thực hiện các hoạt động chi tiêu khác, vẫn là tiền của nhân dân chứ không từ trên trời rơi xuống” - ông Tuấn nhận xét.

Hiện nợ công theo công bố khoảng 78,1% là nợ Chính phủ, 20,4% là nợ được Chính phủ bảo lãnh và 1,5% là nợ của chính quyền địa phương. Ở đây, thực chất Chính phủ hiện gánh nợ thay cho các địa phương (thông qua trợ cấp cân đối ngân sách và cả cân đối mục tiêu) nên gánh nặng nợ và rủi ro của nợ công không được bộc lộ ở địa phương. Việc “vung tay” xây dựng các trung tâm hành chính, tượng đài hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng là hệ quả của việc phân cấp quá lớn cho các địa phương, không chỉ giữa Chính phủ với các bộ - ngành, trung ương với địa phương mà còn với các ban quản lý dự án, ủy ban thực hiện các mục tiêu quốc gia.

Lỗ hổng phân bổ ngân sách

Trong khi đó, tính bền vững của nguồn thu ngân sách nhà nước lại quá kém, bấp bênh trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm. Khó khăn làm doanh nghiệp phá sản, giải thể, ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguồn thu từ tài nguyên và dầu thô cũng không bền vững, nhất là khi giá dầu giảm sâu. Khi hội nhập, Việt Nam tham gia rất sâu rộng nên các khoản thu thuế xuất nhập khẩu cũng giảm mạnh.

“Trong bối cảnh nguồn thu không đủ, thiếu trước hụt sau nhưng có vẻ nhà nước lại rất dễ dãi trong việc đưa ra các cam kết về tài trợ vốn và chi tiêu” - ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nhìn nhận. Điều này cho thấy việc phân cấp và thẩm quyền ra quyết định trong phân bổ ngân sách quá dàn trải. Phân cấp là cần thiết nhưng cách làm hiện nay khiến ai cũng có thẩm quyền trong cấp phát ngân sách: từ trung ương, địa phương tới ban quản lý các dự án, các đơn vị hành chính rồi các bộ, ngành. Nhà nước lại không quản lý được, khi gom lại những kế hoạch này mới giật mình vì một khoản nghĩa vụ ngân sách khổng lồ. Đến khi cân đối lại nguồn thu không đủ phải đi vay nợ, phải ăn đong và giật gấu vá vai.

GS Trần Ngọc Thơ, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng nếu các dự án, chương trình và kế hoạch chi tiêu của Chính phủ không được phản biện, giám sát mà chỉ tranh luận, biểu quyết thông qua ở Quốc hội thì khoảng trống giữa nợ công và tài sản quốc gia ngày càng xa. Đó mới là bản chất của thâm hụt ngân sách và nợ công hiện nay. “Chúng ta không nên hài lòng với “chốt” an toàn mà Luật Quản lý nợ công cho phép là 65% GDP. Nếu để mất cân đối, nợ nhiều hơn tài sản, thì đó là trách nhiệm của nhiều người đối với các thế hệ mai sau” - ông Thơ băn khoăn.

 

Ý KIẾN

PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Chính sách tiền tệ quốc gia:

Giảm chi thường xuyên về mức 50%-55%

Chúng ta cần tiết giảm các khoản chi ngân sách, nhất là chi thường xuyên, trong đó có 2 khoản đáng chú trọng nhất là chi tiền lương cho cán bộ, công chức và chi hoạt động hành chính. Theo tôi, chi thường xuyên nên giảm về mức 50%-55% như trước đây. Từ đó, dồn tiền cho chi đầu tư phát triển, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, tăng thêm nguồn thu, giảm bội chi ngân sách nhằm giảm áp lực cho nợ công.
Chúng ta cần tiết giảm các khoản chi ngân sách, nhất là chi thường xuyên, trong đó có 2 khoản đáng chú trọng nhất là chi tiền lương cho cán bộ, công chức và chi hoạt động hành chính. Theo tôi, chi thường xuyên nên giảm về mức 50%-55% như trước đây. Từ đó, dồn tiền cho chi đầu tư phát triển, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, tăng thêm nguồn thu, giảm bội chi ngân sách nhằm giảm áp lực cho nợ công.

Riêng đất đai, trụ sở tại một số cơ quan hành chính đang cho tư nhân thuê, cần phải kiểm tra, thống kê, thu hồi lại để phân bổ nguồn lực sao cho hiệu quả.

Ngoài ra, chúng ta cần tiếp tục xã hội hóa các dịch vụ công như trường cao đẳng, đại học, bệnh viện…để giảm bớt số người phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Còn các khoản chi về hành chính thì tiết giảm chi phí hội họp, lễ hội…

Ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia:

Đầu tư phải đúng giá trị thực tế

img

Kỷ luật nghiêm trong các khoản chi ngân sách là hết sức quan trọng, nhất là khoản chi cho việc xây trụ sở, tượng đài… phải đúng giá trị đầu tư thực tế. Chính phủ không thể ngưng chi đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội… song chất lượng đầu tư cần phải nâng lên để thúc đẩy kinh tế phát triển, giảm tỉ trọng nợ công.

Đây là một tiến trình dài hơi mà Việt Nam phải thực hiện trong thời gian tới nhằm giảm dần tỉ trọng nợ công. Còn việc chi lương cho bộ máy hành chính, Chính phủ đã định hướng 3 người về hưu chỉ tuyển mới một người để không phát sinh thêm chi thường xuyên.

Về biện pháp trước mắt, Chính phủ có thể vay mới trong và ngoài nước với chi phí thấp để trả nợ các khoản vay cũ có lãi suất cao nhằm giảm bớt áp lực nợ công.

TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính - Marketing:

Thoái vốn để bổ sung ngân sách

img

Trước mắt, Chính phủ có thể sử dụng một phần vốn thoái tại 10 doanh nghiệp lớn vừa công bố để bổ sung cho ngân sách. Về lâu dài, Chính phủ cần giảm tỉ lệ chi thường xuyên theo hướng không tăng thêm lao động cho bộ máy hành chính; tăng thêm đầu tư công, ban hành chính sách khuyến khích đầu tư kinh tế tư nhân. Khi đó, GDP sẽ tăng trưởng mạnh, kéo tỉ trọng nợ công giảm xuống.

Tại Tây Ban Nha, năm 2014 nợ công lên 93%, buộc chính phủ nước này phải thực thi hàng loạt chính sách nhằm giảm gánh nặng nợ công. Giải pháp hàng đầu là kỷ luật ngân sách được thực hiện nghiêm ngặt. Theo đó, chính phủ Tây Ban Nha quy định trần chi tiêu cho chính quyền trung ương và địa phương cùng những biện pháp điều chỉnh nếu không đáp ứng được mức trần này. Hằng tháng, Bộ Tài chính Tây Ban Nha cũng đăng tải công khai chi tiêu của chính quyền trung ương và địa phương để đông đảo công chúng có thể theo dõi, qua đó tạo sức ép phải thực thi các biện pháp hạn chế chi tiêu ngân sách.

Thy Thơ ghi

 

img

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo