xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải kiểm soát dòng tiền

THÁI PHƯƠNG - SƠN NHUNG

Thả nổi dòng tiền là kẽ hở để các ngân hàng, tập đoàn, công ty… sở hữu chéo lẫn nhau. Để ngăn chặn, cần áp dụng hàng loạt giải pháp

Mạch máu của hoạt động đầu tư là dòng tiền. Nếu không có nguồn tiền được rót ra từ hệ thống ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng thì không thể thực hiện được các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu… Khi không kiểm soát được đường đi của dòng tiền thì thị trường sẽ bị lũng đoạn.

Quản lý lỏng lẻo để lại hệ lụy lớn

Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành tài chính - NH tại Mỹ, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết việc kiểm soát dòng tiền tại nước này được thực hiện rất chặt chẽ. Cơ quan quản lý xem xét kỹ mục đích sở hữu NH của các đối tác là cá nhân, tổ chức. Theo đó, một cá nhân được sở hữu tối đa 10% cổ phần NH và một doanh nghiệp (DN) chỉ sở hữu tối đa 5%.
 
Cá nhân sở hữu nhiều cổ phần là bởi không có khả năng lũng đoạn NH; còn DN có sức mạnh tài chính, khả năng lũng đoạn dễ dàng hơn nên phải kiểm soát lượng cổ phần sở hữu NH chặt chẽ hơn. Những cổ đông sở hữu vượt quy định sẽ bị phạt, phải thanh lý số cổ phần vượt đó. Muốn mua cổ phiếu, cá nhân phải có tiền tích lũy chứ không thể dùng tiền vay NH.
img
Thiếu kiểm soát, tiền sẽ chảy vào những tài sản có độ rủi ro cao và rất dễ gây nên tình trạng nợ xấu tràn lan. Ảnh: HỒNG THÚY

Trong khi đó, tại Việt Nam, một cá nhân có thể vay mượn tiền bất cứ chỗ nào để mua cổ phiếu, có khi vay tiền của một NH  để mua cổ phiếu của chính NH này, tạo ra sở hữu ảo. Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, khi một cá nhân sở hữu nhiều DN, NH có thể tạo ra nhiều thế độc quyền và dùng vị thế đó để tăng ảnh hưởng trên thương trường… Điều này không có lợi cho nền kinh tế thị trường do tính cạnh tranh bị mất đi.

Một trong những hệ quả lớn của việc không kiểm soát được dòng tiền chính là tiền sẽ chảy vào những tài sản có độ rủi ro cao như đầu cơ cổ phiếu, vàng, địa ốc... gây tình trạng sốt giá ảo. Dòng tiền đó còn có thể được dùng để thao túng thị trường ngoại tệ, đẩy tỉ giá thị trường tự do lên cao hơn thị trường chính thức.
 
Việc sở hữu chéo còn gián tiếp làm tốc độ tăng tài sản của NH lên nhanh vượt bậc nhưng thực chất là tăng ảo do NH này gửi vốn vào NH khác, chuyển vốn qua công ty được ủy thác để gửi vốn trở lại cho một NH khác nữa nhằm đẩy tăng trưởng huy động và tài sản lên. Mặt khác, việc vay mượn từ các công ty con giúp tăng tín dụng nhưng thực tế thì nền kinh tế không hấp thụ được vốn so với số liệu báo cáo…

Ngăn chặn

Tình trạng chồng chéo trong sở hữu đang gây hậu quả xấu cho thị trường tài chính. Theo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, trước hết NH Nhà nước cần sửa đổi các giới hạn về sở hữu, cấp tín dụng liên quan đến cổ đông lớn, xóa bỏ các lỗ hổng pháp lý để cá nhân, tổ chức không thể kiểm soát NH thông qua nhiều tầng nấc trung gian… Với những nhóm cổ đông hiện hữu (gồm cả Nhà nước lẫn tư nhân), nếu có nắm giữ cổ phiếu NH trực tiếp hay gián tiếp vượt mức giới hạn của quy định mới thì buộc phải có kế hoạch thoái vốn gửi cho NH Nhà nước giám sát, chế tài.

Ngoài ra, thoái vốn khỏi mớ bòng bong sở hữu chéo, chấm dứt đầu tư đa ngành cũng là một giải pháp ngăn chặn. Ông Phạm Ngọc Bích, Giám đốc khối phát triển khách hàng tổ chức - Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), cho rằng những năm trước, DN nhận thấy có quá nhiều cơ hội, việc huy động vốn dễ dàng nên nhảy vào thị trường tài chính.
 
Đến nay, khi NH Nhà nước thắt chặt nguồn vốn, hoạt động tài chính của các DN mới bộc lộ yếu kém, khó khăn. Kinh nghiệm từ các nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cho thấy hầu hết những DN có đầu tư ngoài ngành đều không ổn và cuối cùng họ phải thay đổi, thoái vốn để tập trung cho ngành chủ lực.
 
Theo TS Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư Tài chính - Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cơ quan quản lý cần có những biện pháp chế tài không cho các công ty hoạt động trong ngành chứng khoán trực tiếp đầu tư kinh doanh, mua bán chứng khoán, nếu đầu tư thì phải chuyển sang công ty quản lý quỹ.
 
Còn các NH khi ủy thác vốn đầu tư phải qua công ty quản lý quỹ, không được ủy thác vốn cho các đối tượng khác và tăng cường giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ khi nhận vốn ủy thác, quản lý danh mục đầu tư. Đối với công ty chứng khoán, phải giám sát hoạt động margin (ký quỹ) theo đúng tỉ lệ quy định. Về lâu dài, cơ quan quản lý cần đưa công ty đầu tư tài chính vào đối tượng chịu sự chi phối của Luật Chứng khoán, là hoạt động kinh doanh có điều kiện.

“Quan trọng hơn, NH Nhà nước cần có hành lang pháp lý nhằm kiểm soát đường đi của dòng tiền bởi mọi bất cập của các NH thương mại đều phát sinh từ đây” - TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, đề xuất.

Tái cấu trúc lĩnh vực tài chính của Việt Nam cần hướng đến loại trừ tối đa tình trạng sở hữu chéo. Khi đó, hoạt động tín dụng theo mối quan hệ quen biết dưới mọi hình thức sẽ dần bị loại bỏ và được giám sát nghiêm ngặt hơn.
 
(Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo