xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phòng chống dịch bệnh chưa thực hiện đúng quy định

Bài và ảnh: NGUYỄN HẢI

Một số địa phương chưa có cán bộ thú y chuyên trách ở xã nên dẫn đến tình trạng không kiểm soát được tình hình dịch bệnh

Công tác phòng chống dịch tại một số địa phương chưa được chú trọng đã dẫn đến dịch bệnh lây lan không xử lý kịp thời, đó là thông tin hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản 4 tháng đầu năm và kế hoạch các tháng cuối năm, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức tại TP HCM.

Vịt chạy đồng dễ lây lan dịch bệnh

Theo báo cáo từ Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, các ổ dịch cúm đã xuất hiện tại 155 xã, phường của 90 huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, thành. Số gia cầm mắc bệnh 211.573 con, trong đó có 101.900 con chết. Các ổ dịch xuất hiện chủ yếu trên đàn vịt, chiếm 63,40%, do tập quán nuôi vịt chạy đồng nên dễ lây lan.

Gia súc vận chuyển trái phép dễ lây lan dịch bệnh
Gia súc vận chuyển trái phép dễ lây lan dịch bệnh

Dịch lở mồm long móng xuất hiện tại 48 xã thuộc 21 huyên, thị xã của 10 tỉnh, với 2.350 con gia súc bị mắc bệnh. Bệnh lở mồm long móng chủ yếu xảy ra ở các địa phương giáp biên giới phía Bắc, do không kiểm soát được tình trạng vận chuyển qua biên giới. Để nắm bắt nguyên nhân, cơ quan thú y đã sang bên kia biên giới để điều tra thì phát hiện bên này cũng bị dịch bệnh.

Về tình hình dịch bệnh thủy sản 4 tháng đầu năm chủ yếu là dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm, xuất hiện tại 83 xã của 18 huyện thuộc 8 tỉnh, thành (chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long). Với tổng diện tích tôm mắc bệnh là 1.690 ha, trong đó có 271 ha nuôi tôm sú và 1.419 ha nuôi tôm thẻ chân trắng. Riêng bệnh đốm trắng trên tôm xuất hiện tại 129 xã thuộc 40 huyện của 16 tỉnh, thành, với 5.317 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng mắc bệnh. Được biết diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ngày tăng, nguồn giống chưa được kiểm soát cũng như công tác quản lý, kỹ thuật nuôi chưa được đáp ứng nên đây là nguồn lây lan chủ yếu.

Còn lơ là

Theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, sở dĩ tình hình dịch bệnh lây lan là do công tác phòng chống dịch bệnh còn lơ là. Chẳng hạn, đối với công tác tiêm phòng vắc-xin trên gia cầm tại nhiều nơi không tuân thủ đầy đủ các quy định. Không có cán bộ thú y tại địa phương mà sử dụng cán bộ xã không có chuyên môn chịu trách nhiệm chẩn đoán, xác định bệnh. Hậu quả là không lấy mẫu xét nghiệm, không báo cáo theo biểu mẫu mà chỉ báo cáo về thiệt hại nên gây khó khăn cho công tác chỉ đạo.

Cũng theo ông Đông, tại Khánh Hòa, công tác quản lý đàn gia cầm ra vào không chặt chẽ, tiêm phòng còn bất cập. Vắc-xin tiêm vụ trước không hết, còn trữ lại tiêm tiếp cho mùa sau, lọ xài không hết, còn đổ dồn sang lọ khác để dành sang năm sau tiêm tiếp nên thuốc không còn hiệu quả. Còn tại Trà Vinh, không có hệ thống thú y cơ sở.

Để công tác phòng chống dịch bệnh những tháng cuối năm có kết quả tốt, cần phải tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển nhập khẩu trái phép, kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới. Công tác tiêm phòng dịch bệnh phải rõ ràng, có báo cáo đúng quy định. Đối với dịch bệnh thủy sản cần phải kiểm tra, kiểm dịch giống thủy sản, triển khai các chương trình giám sát, xác định các tác nhân gây bệnh.

Đối với bệnh dại, từ đầu năm đến nay, có 9 tỉnh, thành (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Yên Bái) báo cáo các trường hợp chó nghi mắc bệnh dại, với số người mắc bệnh dại và tử vong là 13 người. Trong năm 2013, có 92 ca tử vong do liên quan đến bệnh dại tại 25 tỉnh, thành.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo