xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyền năng người tiêu dùng và bóng mờ của hội

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch Hội Luật gia TPHCM (Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội khóa 12 thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 17.11.2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2011. Sau hơn ba năm thực thi, dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận ở bước đầu nhưng câu chuyện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn nhiều trắc trở, khó khăn.

 

 
 
 

 

 

Hiep hoi bao ve nguoi tieu dung

Ảnh minh họa

 Quyền lợi người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm nhiều nơi, nhiều lĩnh vực. Các con số khảo sát, các trao đổi tại hội thảo bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho thấy các cơ chế, các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang có vấn đề, chưa phát huy hiệu quả. Câu chuyện những chai nước chứa dị vật của Tân Hiệp Phát đã làm nóng dư luận trong thời gian qua cho thấy người tiêu dùng vẫn chưa hiểu hết các quyền năng cơ bản của mình trong khi các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại chưa làm được vai trò là tổ chức trung gian hữu ích giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Có nhiều biện pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đó là nâng cao nhận thức người tiêu dùng, tăng cường vai trò, hiệu quả hoạt động của các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng... Trong số đó, có hai giải pháp cốt lõi cần làm là nâng cao nhận thức người tiêu dùng và cải tổ hoạt động của các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

8 quyền năng cơ bản của người tiêu dùng

Các số liệu khảo sát trong thời gian qua của một số tổ chức cho thấy người tiêu dùng ở Việt Nam thiếu sự chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi của mình khi bị chủ thể khác xâm phạm.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định người tiêu dùng có 8 quyền năng cơ bản.

Quyền thứ nhất là người tiêu dùng được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

Quyền thứ hai là được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

Thứ ba là quyền được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Thứ tư là quyền góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Thứ năm là quyền tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ sáu là quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

Thứ bảy là quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định pháp luật.

Cuối cùng là quyền được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy dường như người tiêu dùng vẫn chưa thực sự biết và hiểu các quyền năng cơ bản của mình. Trong khi đó, một bộ phận người tiêu dùng hiểu được các quyền của mình thì lại có tâm lý e ngại trong việc sử dụng các quyền của mình, nhất là quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tâm lý ngại kiện cáo, quan niệm “vô phúc đáo tụng đình” của người dân, nhất là những người sống ở các vùng nông thôn vẫn còn tồn tại phổ biến. Vì thế, khi quyền lợi của mình bị xâm phạm thì người tiêu dùng thường im lặng, không dám lên tiếng, chỉ những trường hợp nào quá bức xúc mới khiếu nại, kiện tụng.

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của mình tốt hơn, đã đến lúc người tiêu dùng cần thay đổi nhận thức của mình, phải chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chủ động liên hệ đến các cơ quan, tổ chức như tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hoặc chống gian lận thương mại để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Vì sao Hội là cái bóng mờ?

Theo quy định tại điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quyền hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

Như vậy, theo quy định này thì Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã trao cho các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhiều quyền hạn, thậm chí cả quyền độc lập khảo sát, thử nghiệm, công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện.

Tuy nhiên, vai trò của các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay khá mờ nhạt. Phần lớn các hội thiếu sự chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Từ vụ việc các chai nước của Công ty Tân Hiệp Phát chứa dị vật, cho tới các vụ việc người tiêu dùng mua phải hàng giả, bị lừa đảo khi mua hàng hóa qua trang web thương mại điện tử, hoặc bị tính không đúng cước điện thoại... thì dường như không thấy bóng dáng của các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cùng với đó là nguồn nhân lực, kinh phí của một số hội bảo vệ người tiêu dùng hiện nay còn nhiều hạn chế, đa phần các hội viên cũng như các thành viên trong ban thường trực của hội không phải là người nắm vững các quy định pháp luật nên nhiều trường hợp việc hòa giải, tư vấn pháp luật cho người tiêu dùng chưa chính xác, chưa phù hợp với các quy định pháp luật. Các hội chưa triển khai được các hoạt động có thu nhằm bù đắp kinh phí hoạt động của mình.

Đã đến lúc hội bảo vệ người tiêu dùng cần phát huy vai trò đại diện người tiêu dùng, trung gian, hòa giải mâu thuẫn với người tiêu dùng và doanh nghiệp. Khi có yêu cầu của người tiêu dùng, hội cần chủ động liên hệ với doanh nghiệp vi phạm để giải quyết vụ việc, trở thành cầu nối giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp để giúp họ giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh. Một khi hội làm được điều này, quyền lợi người tiêu dùng sẽ được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí, thời gian theo đuổi vụ việc.

Bên cạnh đó, để phát huy vai trò của các hội trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng hơn nữa thì bên cạnh việc phát triển về số lượng, các hội cần phải củng cố, nâng cao năng lực nhân sự và nguồn tài chính hoạt động. Các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng nên chủ động liên kết với các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đặc thù khác như Hội Luật gia, đoàn luật sư địa phương để có sự phối hợp, hỗ trợ trong việc giải quyết khiếu nại, tư vấn pháp luật cho người tiêu dùng, hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo