xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyết chặn nhà đầu tư xí phần

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Bộ Giao thông Vận tải cho rằng một số nhà đầu tư có dấu hiệu tham gia nhiều dự án cao tốc cùng lúc để giữ chỗ, vì vậy phải kiên quyết không để tình trạng đăng ký rồi để đó

Tại cuộc họp bàn về kế hoạch triển khai các dự án đường bộ cao tốc đến năm 2020 do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư, cho biết đến hết năm 2020, Bộ GTVT sẽ đầu tư hơn 2.500 km đường cao tốc. Trong đó, tập trung ưu tiên vào các đoạn tuyến Bắc - Nam phía Đông, vùng thủ đô Hà Nội, khu vực TP HCM và những tuyến nối với các cảng biển, cửa khẩu quốc tế, trung tâm kinh tế vùng.

Đến nay, cả nước đã hoàn thành, đưa vào khai thác 12 tuyến cao tốc với tổng chiều dài 746 km. Trong ảnh: Đại lộ Thăng Long (Hà Nội)
Đến nay, cả nước đã hoàn thành, đưa vào khai thác 12 tuyến cao tốc với tổng chiều dài 746 km. Trong ảnh: Đại lộ Thăng Long (Hà Nội)

Ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng, Phó trưởng Ban Quản lý Đầu tư các dự án đối tác công - tư (PPP), cho rằng 11 dự án cao tốc chuẩn bị triển khai theo hình thức PPP đều có tính khả thi cao, tạo được sức hút lớn đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, để loại những nhà đầu tư yếu kém ra khỏi dự án ngay từ đầu, Bộ GTVT sẽ tổ chức sơ tuyển với các tiêu chí cụ thể về năng lực tài chính. Khi đó, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư phải đáp ứng ít nhất 10%-15% tổng mức đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư phải được ngân hàng cam kết cho vay vốn tín dụng.

“Qua vòng sơ tuyển, nếu chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng được các yêu cầu, Bộ GTVT sẽ chỉ định thầu. Trường hợp có 2 nhà đầu tư trở lên qua sơ tuyển, bộ sẽ áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế với các điều kiện rất khắt khe, như nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước phải ở mức thấp nhất, thời gian hoàn vốn ngắn nhất... Sắp tới, đường cao tốc Tân Vạn - Nhơn Trạch sẽ là dự án đầu tiên áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế để chọn nhà đầu tư” - ông Huy cho biết.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh để đạt được mục tiêu hoàn thành 2.161 km vào năm 2020, phải xây dựng chi tiết chương trình đối với những tuyến cao tốc chuẩn bị triển khai bằng nguồn vốn xã hội hóa kết hợp với ODA và trái phiếu Chính phủ.

Theo ông Trường, dự án nào dùng vốn ODA hay vốn xã hội hóa đều phải tính toán rất thận trọng để bảo đảm khả thi và hiệu quả đầu tư. Đối với dự án PPP, phải xác định rõ mức hỗ trợ vốn của nhà nước. Với các dự án ODA, vốn đối ứng của Chính phủ cần phải rõ.

Đề cập việc chọn nhà đầu tư cho các tuyến cao tốc, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường thừa nhận có hiện tượng đăng ký tham gia để giữ chỗ, xí phần. Vì vậy, ông yêu cầu phải rà soát, kiểm tra lại năng lực tài chính của các nhà đầu tư.

“Bộ kiên quyết không để tình trạng nhà đầu tư đăng ký rồi để đó. Chúng ta phải xây dựng cơ chế rõ ràng như ban hành quy định một nhà đầu tư không được tham gia cùng lúc quá 3 dự án cao tốc” - ông Trường nhấn mạnh.

Cuối năm 2018, cả nước có 1.518 km đường cao tốc

Theo Bộ GTVT, đến nay, cả nước đã hoàn thành, đưa vào khai thác 746 km đường cao tốc trên 12 tuyến.

Ông Nguyễn Hoằng cho biết ngoài 746 km đường cao tốc đã đưa vào khai thác, 9 tuyến cao tốc khác dài 525 km đang thi công với tổng mức đầu tư 133.500 tỉ đồng. “Đến cuối năm 2018, cả nước chắc chắn sẽ có 1.518 km đường cao tốc đưa vào khai thác” - ông Hoằng khẳng định.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo