xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tái cơ cấu để thoát “bẫy tăng trưởng”

Bích Diệp

Với chủ đề “Giai đoạn mới cho tăng trưởng cạnh tranh”, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2011 tại Hà Nội ngày 2-12 khuyến nghị Việt Nam hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh và đầu tư

Theo “Báo cáo điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2011” đưa ra tại diễn đàn, chỉ số cảm nhận của các doanh nghiệp (DN) về môi trường kinh doanh năm 2011 giảm xuống thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, bằng một nửa so với một năm trước đó. Điều này cho thấy năm qua thật sự là một năm khó khăn với DN trong và ngoài nước. 

Tránh “bẫy năng suất kém”

Tuy nhiên cũng theo báo cáo, có gần 69% DN cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong 3 năm tới. Đây vẫn là một tỉ lệ lạc quan dù đã sụt giảm so với tỉ lệ 76% của năm 2010. Lý do chính được nêu ra vẫn là do tăng trưởng của thị trường trong nước và khu vực (64,43%), triển vọng kinh tế của Việt Nam thuận lợi (61,07%) và tăng cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài (40,72%).

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh quản lý kinh tế vĩ mô lần đầu tiên được xếp vào 3 lĩnh vực đáng lo ngại nhất của môi trường kinh doanh năm 2011 do lạm phát trong nước và tỉ giá biến động mạnh. Chủ tịch EuroCham, ông Alain Cany, bày tỏ sự quan ngại của  DN  châu Âu về môi trường kinh doanh của Việt Nam  từ đầu năm 2011. “Chỉ số môi trường kinh doanh hằng quý (BCI) của EuroCham trong năm vừa qua tại Việt Nam đã giảm từ 78 xuống còn 52 điểm, thể hiện sự sụt giảm lòng tin vào Việt Nam là một điểm đến đầu tư” - ông Alain Cany nhận xét.

img
Tái cơ cấu ngân hàng góp phần ổn định tăng trưởng nền kinh tế. Trong ảnh: Giao dịch tại Eximbank. Ảnh: TẤN THẠNH
Tuy nhiên, EuroCham tin tưởng rằng khi Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam và EU được ký kết, FDI của EU sẽ tiếp tục tăng về số lượng và chất lượng. EuroCham tin rằng đây là thời điểm để khởi động chính thức các cuộc đàm phán nhằm đưa ra sự thống nhất về FTA giữa Việt Nam và EU.

Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) Christopher Twomey cho rằng Chính phủ cũng cần thúc đẩy việc cải thiện và nâng cao trình độ của lực lượng lao động. Theo các chuyên gia, hơn 65% lực lượng lao động Việt Nam không có kỹ năng chuyên môn, trong lao động trẻ ở độ tuổi từ 20 đến 24 cũng có đến 78% không có hoặc thiếu kỹ năng chuyên môn. “Nếu lực lượng lao động kém, không được đào tạo và thiếu trình độ, Việt Nam có thể sẽ mắc vào tình trạng “bẫy năng suất kém”, hạn chế tính cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường toàn cầu” - chủ tịch AmCham nêu rõ.

Tăng trưởng theo chiều sâu

Đa số DN trong và ngoài  nước đều cho rằng Chính phủ nên duy trì chính sách tiền tệ thận trọng, hướng đến bình ổn kinh tế vĩ mô với triển vọng kiềm chế lạm phát.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định: Chính phủ quyết tâm đổi mới toàn bộ nền kinh tế theo hướng coi trọng nền kinh tế vĩ mô, từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Từ năm 2012, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung 3 lĩnh vực cơ cấu đầu tư, trọng tâm đầu tư công, cơ cấu lại doanh nghiệp, trọng tâm DN Nhà nước, cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là NH thương mại. “ Việt Nam tin tưởng năm 2012 và tiếp theo nền kinh tế sẽ năng động và hiệu quả hơn” - ông Vinh nói.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, đánh giá cao quyết tâm ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam và cam kết tiếp tục hỗ trợ các cải cách và sát cánh cùng Việt Nam. “Việt Nam khi trở thành quốc gia thu nhập trung bình thì tăng trưởng vẫn rất quan trọng và tính cạnh tranh mạnh mẽ cũng quan trọng không kém nếu đặt vào bối cảnh toàn cầu hiện nay. Chúng tôi tán thành các cải cách tái cấu trúc kinh tế, đặc biệt nhằm vào đầu tư công và khu vực tài chính” - giám đốc WB nói.

Giảm cạnh tranh vì hối lộ, tham nhũng

Theo EuroCham, nạn hối lộ và tham nhũng cũng đang làm xói mòn sức cạnh tranh của DN tại Việt Nam. tham nhũng làm chệch hướng những hoạt động kinh tế phù hợp, những hoạt động có thể đóng góp mức cao hơn cho các phúc lợi về kinh tế, môi trường và xã hội.
Tham nhũng cũng cản trở ý định của chính phủ nước ngoài muốn cung cấp ODA do e ngại sự chệch hướng của các dự án có mục tiêu cải thiện môi trường cạnh tranh.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo