xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty: Không nương nhẹ, chần chừ

THÁI PHƯƠNG

Cần phân định rõ doanh nghiệp Nhà nước nào chỉ tập trung vào mục đích hoạt động công ích, doanh nghiệp Nhà nước nào hoạt động để sinh lời, tránh nhập nhằng mục tiêu sẽ gây nhập nhằng trách nhiệm

Để thực hiện quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), Chính phủ đề ra 6 nhóm giải pháp, trong đó trọng tâm là yêu cầu tập đoàn, tổng công ty (TĐ-TCT) phải thoái vốn, chấm dứt đầu tư đa ngành từ năm 2015. Các bộ ngành, địa phương, TĐ-TCT phải khẩn trương hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp đổi mới DNNN đến năm 2015.

Tránh biến tướng, tiêu cực

Theo đề án, các lĩnh vực ngân hàng (NH), tài chính, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, TĐ-TCT sẽ bán phần vốn của công ty mẹ cho tổ chức cá nhân khác, không bán chuyển giao lại cho đơn vị thành viên; chuyển giao vốn, chuyển nhượng vốn về những TĐ-TCT có ngành nghề kinh doanh phù hợp…

TS Cao Sĩ Kiêm nhận xét ở lĩnh vực NH, quá trình thoái vốn sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng phải làm để lành mạnh hóa cho cả DN và NH. “Nếu tiếp tục đầu tư ngoài ngành vào NH, khi DNNN thua lỗ sẽ gây suy giảm cho NH, thậm chí nếu DN phá sản, nguy cơ mất an toàn NH là rất lớn. Có thể gặp khó nhưng không vì vậy mà nương nhẹ, chần chừ sẽ nguy hiểm cho cả nền kinh tế” - TS Cao Sĩ Kiêm nhấn mạnh.
Theo TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, việc chấp nhận thoái vốn của TĐ-TCT hiện nay do quá trình hoạt động để thua lỗ tràn lan, chứ không hẳn vì yêu cầu của cơ quan quản lý. “Vì vậy, phải có lộ trình cụ thể, tránh tình trạng DNNN phủi tay, thua lỗ triền miên rồi thoái vốn để lại “cục nợ” cho người khác gánh” - TS Vũ Đình Ánh khuyến cáo.
TS Lê Đăng Doanh cho rằng cùng một lúc, các TĐ-TCT ồ ạt rút vốn khỏi ngành NH, chứng khoán, bất động sản… sẽ khiến cung vượt quá cầu. Chưa kể, có thể xuất hiện lợi ích nhóm như từng xảy ra trong quá trình cổ phần hóa trước đây. Vì vậy, Nhà nước cần giám sát công khai minh bạch để tránh những biến tướng. “Những tổ chức, cá nhân nào làm thất thoát, sai lệch tài sản của Nhà nước, bán cổ phần với giá thấp… để trục lợi cần phải bị xử lý nghiêm. Không để lợi ích nhóm ảnh hưởng đến lợi ích đất nước, không vì ưu tiên cho đơn vị nào mà chần chừ” - TS Bùi Kiến Thành đề xuất.

Không can thiệp quá sâu vào công ty con

TS Vũ Đình Ánh cho rằng một trong những điểm mấu chốt của quá trình tái cơ cấu DNNN là phải phân định rõ ràng DNNN hoạt động theo mục tiêu nào: hoạt động công ích, phi lợi nhuận hay để sinh lời? Đã có không ít DNNN hoạt động để sinh lời nhưng tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, doanh thu luôn thấp hơn mặt bằng các DN tư nhân. Còn nếu DNNN vì mục tiêu phục vụ công ích, xã hội không nên quá đặt nặng chuyện doanh thu, lợi nhuận mà chỉ cần bảo toàn vốn hoặc chấp nhận mất vốn nhằm phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, nhiều DNNN đang nhập nhằng giữa công ích và lợi nhuận nên trách nhiệm cũng lẫn lộn. “DN làm ăn thua lỗ viện cớ do phải phục vụ xã hội nên bổng lộc, lương vẫn cần nhận đủ, trách nhiệm không gánh. Vì vậy, Nhà nước nên rạch ròi giữa các nhóm, nếu đã là DN tìm kiếm lợi nhuận nên chuyển phần vốn cho các thành phần kinh tế khác” - TS Ánh đề xuất.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, cho rằng việc thoái vốn là tất yếu bởi DNNN nên tập trung vào ngành kinh doanh then chốt, nòng cốt. Nhưng lộ trình thực hiện phải chặt chẽ để tránh nảy sinh xung đột lợi ích. Chẳng hạn, TĐ-TCT đầu tư ngoài ngành dưới dạng góp vốn, liên kết, liên doanh… nay rút vốn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh,  DNNN có thể viện cớ này mà không rút vốn ngay.
Chưa kể, thị trường tài chính, chứng khoán thời điểm này không thuận lợi cho việc bán, chuyển nhượng cổ phần lớn. TS Đinh Thế Hiển cho rằng quá trình thoái vốn nên giao quyền chủ động cho các công ty mẹ, các công ty cổ phần để họ tự tìm đối tác bán từng phần vốn. DNNN không nên sốt ruột phải bán cổ phần ngay để thoái vốn mà trước mắt, đừng can thiệp quá sâu vào các công ty con.
“Bởi công ty mẹ can thiệp sâu vào công ty con sẽ nảy sinh việc chuyển giao hợp đồng giá thấp, chuyển lỗ… Khi cắt được mối quan hệ này, sẽ hạn chế tình trạng thua lỗ của DNNN như thời gian qua. Chúng ta cũng không nên lo ngại DNNN sẽ bán cổ phần giá rẻ bởi cơ chế mua bán trên thị trường tài chính hiện khá công khai, minh bạch theo luật” - TS Hiển phân tích.

Giám sát phải thực chất, hiệu quả

Chính phủ vừa giao Bộ Tài chính cử kiểm soát viên tại TĐ-TCT Nhà nước để theo dõi, giám sát tình hình quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại các DN trong quá trình tái cơ cấu. Trước đó, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ đề án thành lập tổng cục giám sát phần vốn Nhà nước với nhiệm vụ giám sát, kịp thời phát hiện những bất cập, sai sót của các DNNN để phòng chống bằng cách cử cán bộ của bộ, hưởng lương bộ đến làm việc tại DN. TS Vũ Đình Ánh cho rằng bài toán này nếu không có cơ chế đặc biệt để việc giám sát đạt hiệu quả sẽ là “bình mới rượu cũ”. Hiện không ít người đại diện phần vốn Nhà nước tại các TĐ-TCT nhưng không có thực quyền, không tham gia quyết định quan trọng của DN.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo