xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tầm quan trọng của Marketing

(TBKTSG)

Giảng viên một trường đại học ở Hà Nội kể lại: Mới đây bà đã gặp một du khách Thụy Điển đến Việt Nam du lịch lần đầu tiên. Ông và các bạn đã quyết định chọn Việt Nam sau khi thấy cả Vua và Hoàng hậu Thụy Điển đến đây thăm và lưu lại nhiều nơi ngay trong thời điểm Việt Nam đang bị dịch cúm gà hoành hành.

Đây thực sự là những lời quảng bá không công rất có giá trị cho ngành du lịch Việt Nam. Thế nhưng, những điều như vậy vẫn ít được các nhà doanh nghiệp, nhà quản lý Việt Nam quan tâm.

Còn cổ điển và bị động

Ông Trần Nguyệt Đán, Giám đốc Công ty Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Việt Nam, cho rằng ở Việt Nam các doanh nghiệp lâm vào tình hình kinh doanh xấu thường thụ động chờ, nếu là doanh nghiệp Nhà nước thì chờ Nhà nước khoanh nợ, giãn nợ. Trong khi đó, với các doanh nghiệp nước ngoài, càng khó khăn họ càng làm marketing mạnh hơn để gia tăng sản xuất và cạnh tranh.

Theo phó giáo sư - tiến sĩ Trần Minh Đạo, Trưởng Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, doanh nghiệp trong nước chỉ mới tập trung cạnh tranh bằng phương pháp rất cổ điển là... giảm chi phí và giá, chỉ lo bán hàng mà thiếu tập trung vào các yếu tố rất quan trọng còn lại của marketing như xúc tiến quảng bá, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu và chăm sóc khách hàng, nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, trong khi đó xu thế tiêu dùng đang thay đổi rất nhanh. Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp đã tồn tại, có chỗ đứng uy tín nhưng lại bỏ quên mất giá trị thương hiệu và giá trị của đội ngũ nhân sự rất quý giá của mình.

Tâm lý cho rằng đầu tư vào nghiên cứu thị trường là lãng phí, là chưa thực sự cần thiết, không xem đó là chi phí đầu tư cũng khá phổ biến đối với nhiều doanh nghiệp. Thêm vào đó, các quy định về chế độ hạch toán kế toán như doanh nghiệp chỉ được sử dụng một khoản phần trăm chi phí nhất định trên tổng doanh thu cho các hoạt động tiếp thị, quảng bá xúc tiến thị trường... đã khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nâng mức đầu tư cho nghiên cứu thị trường.

Theo ông Đạo, báo chí và xã hội cũng có những nhận thức chưa chính xác về hoạt động marketing. Đơn cử gia đình và bản thân học sinh sinh viên vẫn còn nghĩ rằng học ngành marketing rồi chỉ có đi tiếp thị bán hàng; và về phía doanh nghiệp khi tuyển dụng sinh viên ngành marketing thì cũng thường sử dụng cho hoạt động tiếp thị bán hàng trực tiếp.

Đào tạo không theo kịp

Theo một điều tra của Chương trình phát triển kinh tế tư nhân, phần lớn các chủ doanh nghiệp tư nhân chưa được trang bị nhiều về kiến thức marketing, nếu có chỉ là từ những khóa học ngắn hạn mà thôi.

Giải thích về thực trạng này, ông Đạo cũng cho biết là công tác đào tạo chuyên ngành marketing ở các trường đại học thực sự vẫn chưa theo kịp nhu cầu, giảng viên chưa được đào tạo bài bản về marketing; bài giảng chưa được cập nhật và gắn liền với thực tiễn không có các trợ giảng là những doanh nhân hay giám đốc giỏi về marketing...

Quảng cáo chưa ổn

Ông Trần Minh Đạo cũng cảnh báo việc nhiều doanh nghiệp không chịu đầu tư sâu cho hoạt động quảng bá, chưa tìm hiểu luật pháp kỹ càng và lấy mục tiêu khách hàng làm đầu nên vẫn còn những kiểu quảng cáo như ''... sản phẩm có chất lượng tốt nhất"; hay kiểu quảng cáo dùng hình ảnh sản phẩm của mình so sánh với một sản phẩm khác để nói công năng hơn hẳn của sản phẩm mình. Đây là những hành vi vi phạm Luật Thương mại.

Ông Trần Nguyệt Đán thì cho rằng các chính sách quản lý của Nhà nước đối với quảng cáo hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Ông Đán nói rằng lẽ ra đến thời điểm hiện tại thị trường quảng cáo của Việt Nam đã có thể phát triển hơn và hoạt động cũng lành mạnh hơn nếu như các chính sách phát triển thị trường này được xây dựng và thực thi hợp lý.

Mỗi năm, ngành công nghiệp quảng cáo của Trung Quốc đưa về cho GDP nước này 30 tỉ đô-la Mỹ. Còn tại Việt Nam, Hiệp hội Quảng cáo ước tính năm 2003 doanh thu của ngành vào khoảng một tỉ đô-la Mỹ. Nhưng nếu như tổ chức tốt hơn, doanh thu của ngành này có thể đạt 4 – 5 tỉ đô-la Mỹ/năm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo