xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thua thiệt vì thiếu thông tin

LINH ANH

Trong khi hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đã nắm rõ các nội dung đàm phán từ những hiệp định thương mại tự do thì doanh nghiệp trong nước vẫn lơ mơ “cơ hội là rất lớn”

Băn khoăn trên được nhiều đại biểu nêu ra tại buổi giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với UBND TP HCM tổ chức ngày 7-8 với chủ đề: Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Doanh nghiệp rời “sân chơi” ngày càng nhiều

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - ông Nguyễn Văn Giàu - cho biết đoàn giám sát làm việc với TP HCM nhằm tìm hiểu từ khi gia nhập WTO đến nay, các cải cách về thể chế của Việt Nam có đáp ứng được yêu cầu hội nhập? Bởi có nhiều cơ hội, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nhưng thách thức cũng rất lớn và hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) sắp tới, chúng ta sẽ phải làm gì?

 

Đồ gỗ đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Ảnh: TẤN THẠNH
Đồ gỗ đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Ảnh: TẤN THẠNH

 

Ông Nguyễn Văn Giàu đặt vấn đề mỗi năm có hơn 60.000 doanh nghiệp (DN) rời khỏi thị trường có phải vì sự đào thải của môi trường kinh doanh mới, do tham gia vào các FTA hay nguyên nhân khác? Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội - ông Nguyễn Mạnh Tiến - bổ sung: Việt Nam có khoảng 97% DN quy mô vừa và nhỏ, năng lực rất yếu làm sao sống, cạnh tranh nổi khi hội nhập? “Liệu càng mở cửa, càng tham gia nhiều FTA có khiến lượng DN ngừng hoạt động, đóng cửa càng nhiều… Nếu vậy, phải chăng các chính sách hỗ trợ của nhà nước đến DN chưa hiệu quả và có cần phải xem lại vì DN là nguồn thu thuế chính của nhà nước” - ông Tiến nói.

“Mù” thông tin hội nhập

Liên quan đến việc tiếp cận thông tin về hội nhập, lãnh đạo Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM cho biết nhiều DN chưa tận dụng tốt lộ trình mở cửa WTO và FTA để đẩy mạnh thị trường xuất khẩu. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trung bình cả nước chỉ có 30% DN xuất khẩu tận dụng được ưu đãi từ các FTA và đang bỏ phí 70% cơ hội. Trong khi đó, công tác nghiên cứu dự báo chuyên sâu về tác động của FTA và các thể chế kinh tế quốc tế khác (kể cả WTO và Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC) cũng còn hạn chế. Ngay các vấn đề quan trọng như Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), AEC đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào ở tầm quốc gia, đưa ra những khuyến nghị có giá trị cho từng ngành, lĩnh vực.

“Các nội dung hội nhập kinh tế quốc tế rất phức tạp và mới mẻ nhưng với nhiều cơ quan, cán bộ và DN, hội nhập kinh tế quốc tế dường như chỉ là yếu tố cộng thêm nên chưa được quan tâm đúng mức” - lãnh đạo Viện Nghiên cứu phát triển TP nhìn nhận.

Thực tế là các DN trong nước đang bị thiệt thòi vì biết quá ít thông tin về hội nhập, đa phần thông tin còn chung chung và “vẫn đang trong vòng đàm phán”. Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, thẳng thắn chỉ ra: “Vì không cung cấp thông tin đầy đủ cho DN nên họ mới phải móc nối, “đi đêm” và tốn phí bôi trơn! DN Việt Nam yếu trên “sân nhà” và yếu từ khâu được cung cấp thông tin vì quá trình cải cách nền hành chính công nhưng không gắn với hội nhập”.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM - ông Tất Thành Cang - thừa nhận DN tự chòi đạp, tự tìm hiểu thông qua các kênh khác nhiều hơn việc được nhà nước trang bị. Ngay cả thông tin về các nội dung đàm phán FTA, DN trong nước cũng thiệt thòi hơn vì chưa biết gì trong khi các DN nước ngoài, hiệp hội DN nước ngoài tại Việt Nam đã biết tường tận để cân nhắc, xác định việc đầu tư vào Việt Nam… “Họ chuẩn bị kỹ càng còn bản thân DN trong nước lại không biết. Lẽ ra, ngay từ khi chuẩn bị đàm phán, DN đã phải có thông tin để chuẩn bị mới mong tận dụng được cơ hội. Thậm chí, không chỉ cung cấp thông tin cho DN mà chính cán bộ công chức, các sở - ngành cũng phải hiểu thật kỹ mới hỗ trợ tốt cho DN” - ông Cang đánh giá.

 

Xuất khẩu không lệ thuộc vào khối FDI

Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, trước khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của TP đạt 8,89 tỉ USD vào năm 2006 thì đến cuối năm ngoái, con số này đã cán mức 32,08 tỉ USD (tăng gấp 3,6 lần). Trong giai đoạn 2007-2014, xuất khẩu vẫn giữ xu hướng tăng bình quân 8%/năm, nhóm hàng công nghiệp tiếp tục giữ mức tăng trưởng và tỉ trọng xuất khẩu khá so với các nhóm hàng khác. Cơ cấu thị trường có chuyển biến tích cực, giảm dần phụ thuộc vào một số thị trường nhất định (châu Á, đặc biệt là Trung Quốc).

Đáng lưu ý, cơ cấu xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng nhưng với tốc độ chậm từ 48,6% năm 2012 lên 51% năm 2014 và chưa có hiện tượng xuất khẩu lệ thuộc vào khối FDI.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo