xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Treo ao” vì thiếu vốn

CA LINH - THỐT NỐT

Các hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng khiến hàng ngàn ao nuôi tiếp tục bị “treo”

Theo nhận định của các chuyên gia, nếu không có giải pháp tích cực và căn cơ để phục hồi vùng nuôi thì năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cá tra khó đạt kế hoạch đề ra.

Điệp khúc thiếu vốn

Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến cá tra xuất khẩu ĐBSCL cho biết hiện các hộ nuôi cá tra gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vì không còn tài sản thế chấp. Điều này đồng nghĩa với việc hàng ngàn ao nuôi cá tra tiếp tục bị “treo”. Trong khi đó, một giám đốc Ngân hàng Nhà nước ở khu vực này khẳng định: “Nếu cho các hộ này tiếp tục vay là đẩy họ vào cảnh nợ chồng chất, còn ngân hàng thì “ôm” thêm nợ xấu”.

Vị này cũng thừa nhận nếu để doanh nghiệp (DN) chủ động vùng nuôi cá nguyên liệu thì chắc chắn không đủ vốn. Do đó, để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu rất cần sự liên kết chặt chẽ giữa DN với người nuôi theo tỉ lệ nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay, sự liên kết này vẫn còn quá lỏng lẻo  và đôi khi còn bị phá vỡ giữa chừng. Thường, các hợp đồng cung cấp và thu mua sản phẩm giữa DN với nông dân được ký kết nhưng chưa hiệu quả, nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các DN chế biến xuất khẩu...

img
Một người nuôi cá tra ở An Giang rầu rĩ bên ao cá bị “treo”. Ảnh: NGỌC TRINH

Theo tính toán, để đầu tư 1 ha nuôi cá tra, riêng vốn cá giống đã khoảng 1,4 tỉ đồng, thời gian nuôi kéo dài 8-10 tháng mới thu hoạch nhưng hạn mức cho vay đối với nông dân thì rất hạn chế. Hiện nay, việc vay vốn chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp nhiều hay ít nhưng vốn vay ngân hàng chỉ đáp ứng chưa tới phân nửa chi phí đầu tư. “Với mức giá khoảng 23.000 đồng/kg như hiện nay, người nuôi cá tra ở ĐBSCL bị lỗ từ 2.000 - 5.000 đồng/kg. Giá cá tra giảm mạnh không phải do lượng cá trong dân nhiều mà do DN đang khó khăn về vốn” - đại diện một công ty xuất khẩu cá tra tại An Giang nói.

Ông Dương Ngọc Minh, Ủy ban Cá nước ngọt của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết dù giá cá tra rẻ hơn giá thành nhưng DN không có tiền để mua. Hiện chỉ có 20% DN đang tồn tại và phát triển được, còn lại đang gặp khó khăn lớn vì phụ thuộc vào nguồn vốn eo hẹp của ngân hàng. Trong số này, 30% DN đang trong tình trạng “hấp hối”. “Lãi suất quá cao đã làm những DN sắp đến hạn trả nợ cũ cho ngân hàng phải bán phá giá đối với cá  xuất khẩu” - ông Minh nêu thực trạng.

Mạnh ai nấy làm

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, doanh thu xuất khẩu thủy sản của nước ta trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 4 tỉ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi xuất khẩu cá ngừ đạt gần 396 triệu USD (tăng 51%) thì 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra lại gặp nhiều khó khăn. Tính trong tháng 8, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm 8,8% so với cùng kỳ, đạt hơn 163 triệu USD.

Giá cá tra đang sụt giảm làm người nuôi lao đao. Ông Võ Văn Nhựt (ngụ xã An Nhơn, huyện Châu Thành - Đồng Tháp) than thở: “Tôi vừa bán 300 tấn cá tra cho một công ty với giá 22.500 đồng/kg (loại 700-800 g/con), lỗ gần 300 triệu đồng vì chi phí sản xuất lên đến 23.500 đồng/kg”. Theo ông Võ Kế Nghiệp (ngụ xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú - An Giang), hiện nay, nếu bán cá tra mà lấy tiền liền thì giá chỉ được 20.000 đồng/kg (loại cá 800 g/con), còn trả chậm thì được 22.000 đồng/kg.

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL (ĐH Cần Thơ), sở dĩ giá cá tra trong nước rất bấp bênh là vì nguồn cung tự phát, mạnh ai nấy làm, không chủ động được nhu cầu của thị trường. “Về lâu dài, phải liên kết vùng mới cân đối được cung - cầu. Hiện nay, việc liên kết chiến lược cho con cá tra còn yếu nên mạnh ai nấy làm, giẫm đạp lên nhau là tự hại mình” - ông Sánh nhận định.

Tránh cung vượt cầu

Theo TS Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, trong khi chờ đợi sự hỗ trợ tín dụng từ các ngân hàng, các bộ - ngành Trung ương nên giúp DN xuất khẩu tìm thị trường tiêu thụ mới để sản xuất trong nước phát triển và nâng cao thu nhập người nuôi cá tra ở ĐBSCL. Nhà nước cũng cần có chính sách thông thoáng để các DN dễ dàng tiếp cận vốn vay, hạn chế tình trạng bán phá giá hàng tồn kho. “Hiện người nuôi cá tra vẫn phải chịu thuế GTGT 5% là một gánh nặng cần phải gỡ bỏ. Về lâu dài, Chính phủ nên giao chỉ tiêu nuôi cá tra xuất khẩu cho từng địa phương để hạn chế tình trạng cung vượt cầu” - TS Quốc kiến nghị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo