xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vẫn lo lạm phát năm 2013

HÀ LINH

Mục tiêu lạm phát 7% cho năm 2013 đang đặt ra nhiều thách thức lớn, trong bối cảnh phải giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu

Một trong số điểm sáng hiếm hoi của kinh tế Việt Nam năm 2012 là kiềm chế được chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng (CPI) ở mức 6,81%. Đây có thể được xem là thuận lợi cho nhiệm vụ kiềm chế lạm phát năm 2013.

Nóng, lạnh bất thường

Bà Phó Thị Kim Chi, Phó trưởng Ban Phân tích - Dự báo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), nhận định: Đặc điểm nổi bật của lạm phát năm 2012 là được kiềm chế ở mức thấp nhưng thất thường. Cụ thể CPI giảm sâu từ tháng 3 đến tháng 7, riêng tháng 6 và tháng 7 còn âm 0,26% và 0,29%.
 
Vào thời điểm này, các doanh nghiệp bắt đầu phải đối mặt với hàng tồn kho vì sức mua giảm sút nghiêm trọng. Đến tháng 9, CPI tăng vọt lên 2,2%, bằng tổng mức tăng của 7 tháng đầu năm cộng lại, tháng 10 hạ nhiệt chỉ tăng 0,85%. Như vậy, diễn biến thất thường là CPI chung giảm mạnh trong 8 tháng đầu năm với mức tăng dưới 1%/tháng nhưng lại có xu hướng tăng trong tháng 9 và tháng 10.
img
Sữa nhập khẩu là mặt hàng tăng giá mạnh, góp phần đẩy lạm phát tăng cao. Ảnh: TẤN THẠNH
CPI năm 2012 thay đổi với biên độ khá lớn và mức độ đảo chiều cao, nhạy cảm. Cụ thể, đầu năm, do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát nên lạm phát theo tháng khá ổn định ở mức thấp, thậm chí tăng trưởng âm. Nhưng ngay khi có động thái nới lỏng hơn nhằm trợ giúp sản xuất cùng với tăng giá một số dịch vụ công như y tế, giáo dục, CPI lập tức tăng vọt và thiết lập đỉnh cao nhất trong lịch sử kể từ năm 1995 đến nay, tính theo lạm phát tháng.
 
“Điều này cho thấy tăng lạm phát vẫn còn là nguy cơ thường trực của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” - bà Chi nhấn mạnh. Đáng lưu ý là tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam luôn thấp hơn tốc độ tăng CPI cho thấy cuộc sống người dân đang gặp khó khăn hơn dù lạm phát bắt đầu được kiềm chế ở mức một con số.

Chưa yên tâm

Theo mục tiêu đã được Quốc hội phê duyệt, lạm phát năm 2013 được kiềm chế ở mức thấp hơn và tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012. Các chuyên gia kinh tế cho rằng mục tiêu lạm phát 7% cho năm 2013 đang đặt ra nhiều thách thức lớn vì trong bối cảnh phải giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, cũng như thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu.

 Cập nhật báo cáo về triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo lạm phát Việt Nam có nguy cơ tăng trở lại do nới lỏng chính sách tiền tệ hồi đầu năm nay. Đồng thời hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2012-2013 lần lượt xuống 5,2% và 5,5%, thấp hơn dự báo trước đó là 5,7% và 6,3%. Từ thực tế này, WB khuyến cáo trong trường hợp xảy ra các cú sốc như giá hàng hóa tăng mạnh, Việt Nam vẫn cần thắt chặt chính sách tiền tệ.

Nhiều chuyên gia kinh tế cùng có chung nhận định năm 2013, mục tiêu lớn nhất vẫn là ổn định vĩ mô và giải quyết khó khăn của hệ thống tài chính, ổn định tỉ giá, xử lý nợ xấu để cải thiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Đã có những lo ngại tăng trưởng GDP giảm tốc, làm giảm mạnh việc làm, ảnh hưởng đến an sinh xã hội nhưng đó là hệ quả tất yếu của việc tái cơ cấu nền kinh tế, phải chịu đau để thay đổi. Điều quan trọng phải bảo  đảm môi trường kinh doanh thuận lợi trên nền tảng ổn định vĩ mô.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo