xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao nông nỗi!

Diệp Văn Sơn

Điểm mặt 12 dự án ngành công thương đã có tới khoảng 30.000 tỉ đồng đầu tư kém hiệu quả dù thủ tục tiến hành các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước rất chặt chẽ...

Muốn vượt qua các thủ tục chặt chẽ như đánh giá tác động môi trường, chứng minh được tính khả thi… thì các dự án “dỏm” chỉ có con đường là phải “chạy”.

Công luận từ lâu đã lên tiếng về các đường dây tiêu cực, như chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy danh hiệu, chạy kinh phí, chạy dự án... Trong cái mê hồn trận “chạy”, lẽ nào những dự án đang trùm mền của Bộ Công Thương được miễn dịch?!

Cách đây không lâu, có chuyện “lùm xùm” giữa mấy chủ doanh nghiệp xây dựng và một đường dây chạy dự án lừa đảo với số tiền chi để chạy lên đến nhiều tỉ đồng. Sao dễ bị lừa như vậy? Vì trong thực tế, đã có những dự án do chạy mà thành công.

Cũng như vậy, xây dựng nông thôn mới được tiến hành đồng loạt ở các xã và được kết hợp, lồng ghép với các chương trình, dự án. Do có sự đầu tư từ bên ngoài cho các dự án nên mới có chuyện một số người lấy danh nghĩa là Tập đoàn Việt Nam - Cuba, được Chính phủ hỗ trợ hàng ngàn tỉ đồng để thực hiện các dự án xây dựng nông thôn mới. Nhóm người này thường lợi dụng tình trạng khát vốn, thiếu hiểu biết của cán bộ địa phương và các doanh nghiệp nhỏ để “dụ dỗ” chạy dự án…

Đấy là chuyện lừa đảo chạy dự án “dỏm” bị vỡ lở, chỉ gây thiệt hại cho vài người ham hố mắc mưu. Tuy nhiên, nếu những dự án tác hại đến môi trường, không khả thi được chạy trót lọt thì để lại hệ lụy vô cùng lớn. Thế là, vài chục ngàn tỉ đồng ngân sách nằm trùm mền. Trong khi đó, để có được 1.000 tỉ đồng nộp ngân sách, doanh nghiệp phải nai lưng ra tích lũy nhiều năm!

Hệ lụy của chuyện “con voi chui lọt lỗ kim” diễn ra theo kịch bản xin báo lỗ, xin tháo dỡ, xin ưu đãi hoặc nhà máy hoạt động cầm chừng, cả ngàn lao động gặp khó khăn, sau đó là đóng cửa... và cuối cùng vẫn lấy tiền thuế bù vào.

Nếu làm rõ tại sao có tình trạng “con voi chui lọt lỗ kim” thì có thể sẽ lộ diện việc chạy dự án.

Vì vậy, càng phải làm rõ trách nhiệm và giải pháp để ngăn ngừa những dự án tương tự. Cơ quan nào thẩm định, chịu trách nhiệm đến đâu? Lâu nay, nếu dự án có lãi thì tung hô ầm ĩ, thi nhau báo thành tích, đòi khen thưởng nhưng lỗ thì không ai chịu trách nhiệm.

Cần làm rõ trách nhiệm ở từng khâu trong lập dự án, ai phê duyệt, việc triển khai ra sao, vai trò của quản lý nhà nước đến đâu? Doanh nghiệp có trách nhiệm liên quan đến quản trị, ký hợp đồng, huy động vốn... như thế nào? Nếu vì ý chí cá nhân, thậm chí lợi ích của một số cá nhân, khiến đầu tư bằng được, gây thua lỗ, cần làm rõ trách nhiệm để hạn chế kiểu đầu tư làm nghèo đất nước.

Đến nay, dự án thua lỗ, trùm mền đã rõ ràng nhưng trách nhiệm của ai, xử lý thế nào lại chưa thấy rõ. Nếu không làm rõ thì các dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả sẽ còn tiếp tục.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo