xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xung đột lợi ích trong giá xăng dầu

TÔ HÀ

Xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng đang trở nên căng thẳng khi Bộ Tài chính không sử dụng hết các công cụ bình ổn giá

Từ khi Bộ Tài chính trao quyền định giá bán lẻ cho các đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu, giá xăng đã liên tiếp tăng 3 lần với mức tăng tổng cộng 2.400 đồng, trong khi chỉ có một lần giảm 600 đồng/lít.
img
Người tiêu dùng bức xúc vì giá xăng tăng nhiều nhưng giảm ít trong thời gian qua    
Ảnh: TẤN THẠNH

Gánh nặng thuế nhập khẩu

Lúc còn nắm quyền định giá bán lẻ, Bộ Tài chính luôn nhấn mạnh chủ trương điều hành giá xăng dầu là khi giá cơ sở tăng cao, bộ sẽ sử dụng hết các công cụ bình ổn như lùi thuế nhập khẩu, tăng sử dụng quỹ bình ổn, sau đó mới tính đến khả năng điều chỉnh giá nhằm giảm bớt sức ép tăng giá bán lẻ xăng dầu. Nhưng kể từ khi trao quyền định giá cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính chưa lần nào lùi thuế nhập khẩu để giảm bớt sức ép tăng giá.

Theo Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, Nhà nước hiện đang giữ mức thuế suất nhập khẩu xăng dầu dưới khung của quy định hiện hành. Cụ thể, thuế nhập khẩu xăng chỉ áp dụng 12% so với mức quy định là 20%. Tương tự, các mặt hàng dầu diesel đang áp thuế 10%, dầu hỏa và ma dút đều áp thuế 12%, trong khi khung thuế tối đa cho phép đối với 3 mặt hàng này là 15% và 20%.

Theo tính toán của một doanh nghiệp xăng dầu phía Nam, giá xăng  đang phải gánh nhiều  loại thuế, phí như:  thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, phí bảo vệ môi trường. Tính sơ bộ, thuế, phí đang chiếm khoảng 26% giá vốn của mặt hàng xăng và chiếm khoảng 20% giá vốn của mặt hàng dầu, tương đương với mức thu gần 6.000 đồng/lít trong giá bán. Cũng theo doanh nghiệp này,  biểu thuế nhập khẩu xăng dầu hiện hành đã lạc hậu do tỉ giá biến động.
 
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho biết tại nhiều nước trên thế giới, xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh có đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Còn ở Việt Nam, trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu thì giá vốn nhập khẩu chiếm 53%-66%, các khoản thu của Nhà nước chiếm khoảng 30%-42%, phần còn lại 4%-5% là chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Bảo đảm tính độc lập

Ông Vũ Đình Ánh cho rằng một trong những nguyên nhân gây căng thẳng cho giá xăng dầu bắt nguồn từ vai trò điều tiết của Nhà nước. Bộ Tài chính đưa ra chủ trương điều hành giá xăng nhằm bảo đảm  lợi ích của 3 bên gồm Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Như vậy là không ổn, bởi về nguyên tắc, lợi ích của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu xung đột với lợi ích của người tiêu dùng.
 
Ví dụ trong thời điểm hiện nay, doanh nghiệp mong muốn được tăng giá để giảm lỗ nhưng người tiêu dùng lại muốn giá thấp để có điều kiện tiết kiệm chi tiêu. Do đó, Nhà nước phải đảm nhiệm  vai trò điều hòa các lợi ích này để giảm xung đột thay vì đứng ra “cạnh tranh” ngang hàng. Muốn vậy, lợi ích của Nhà nước không được gắn với lợi ích của doanh nghiệp cũng như lợi ích của người tiêu dùng để  bảo đảm tính độc lập, khách quan.
Để bảo đảm  tính khách quan, Nhà nước phải đứng ra phân xử để giá xăng tăng, giảm hợp lý.  Ở vai trò này, theo ông Ánh, Nhà nước phải đưa ra được những số liệu công khai, minh bạch về giá xăng dầu thì người dân mới có niềm tin để những xung đột lợi ích trong giá xăng dầu không bị đẩy lên căng thẳng, gây bức xúc trong xã hội.
 

Tính toán để giảm thuế nhập khẩu

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định sở dĩ Nhà nước vừa qua không giảm thuế nhập khẩu xăng dầu có nguyên nhân từ chỉ tiêu thu ngân sách. Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy tính chung 7 tháng đầu năm 2012, tổng thu ngân sách đạt 393.500 tỉ đồng, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu cũng giảm đến 15,3% so với cùng kỳ. Chín tháng đầu năm 2011, thu ngân sách Nhà nước đã giảm khoảng 17.311 tỉ đồng do giảm thuế nhập khẩu xăng dầu xuống mức 0% để tránh tăng giá sốc.
“Nếu giá xăng dầu thế giới vẫn tiếp tục tăng cao, Nhà nước cần tính toán giảm thuế nhập khẩu, không thể duy trì mức thuế cao kéo dài, đẩy giá bán lẻ đến mức căng thẳng” - bà Phạm Chi Lan đề xuất.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo