xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống là phải có ước mơ

Nguyễn Thị Huyền (Trảng Bom, Đồng Nai)

Nhắc đến xứ Thanh là nhắc đến miền đất nghèo. Nhưng vùng đất ấy đã sản sinh ra biết bao con người anh dũng, bất khuất trong chiến tranh. Vùng đất với những con người hiếu học, những thầy cô giỏi, tâm huyết với nghề…

Cô của tôi là một trong số đó - người đã biết sống với những ước mơ và truyền mơ ước cho những tâm hồn thơ bé chúng tôi ngày ấy. Cô đã kiên trì vượt qua biết bao khó khăn để rồi gắn bó suốt ba mươi ba năm với nghề. Chính cô là một trong số những người đặt nền móng đầu tiên cho mái trường quê tôi. Nơi ấy, cô đã chắp cánh ước mơ cho biết bao thế hệ vươn cao và bay xa.
 
Cô là con đầu trong gia đình có mười anh chị em. Tuổi thơ của cô đã sớm phải cùng cha mẹ chăm lo cho đàn em nhỏ miếng ăn, giấc ngủ và cả chạy trốn bom đạn của kẻ thù. Cuộc sống khó khăn là vậy nhưng hằng đêm cô vẫn dành thời gian cho việc đèn sách. Người thầy đầu đời của cô cũng chính là người cha đầy kính yêu.

img

 
Chính ông đã tiếp thêm cho cô động lực để theo đuổi ước mơ của mình. Tháng năm tuổi thơ của cô đồng hành cùng với bao nhọc nhằn cuộc sống… Cô chọn nghề “gõ đầu trẻ”, ra trường với tấm bằng 7+2 trong hành trang của mình, khát khao được cống hiến sức trẻ cho quê hương. Những mong quê nhà không còn đói chữ.
 
Sau những năm gắn bó với nghề, với những thành tích đạt được, cô được biết đến như một tấm gương sáng mẫu mực của một giáo viên dạy giỏi và tận tâm. Khi ấy, một số trường có tiếng ở thành phố mời về dạy nhưng cô đều từ chối. Bởi lẽ, trong tâm cô luôn day dứt một ý nghĩ là phải đóng góp phần nào đó sức lực để thay đổi miền quê nơi cô sinh ra và lớn lên.
 
Năm 2008, tôi có dịp về quê, ghé lại thăm cô, khi đó cô đã về hưu được bốn năm rồi. Tôi hỏi: “Cô hạnh phúc nhất khi nào?”. Cô trả lời: “Hạnh phúc nhất là khi các em thành đạt!”. Trước ngày tôi vào Nam, cô nói với tôi một câu rất quen và ngắn gọn: “Em hãy nhớ, tuổi trẻ sống cần phải có ước mơ!”. Tôi nói quen bởi khi cô còn chủ nhiệm tôi, mỗi khi lên lớp, trước khi học cô đều nói: “Các em mơ ước điều gì nào? Nhớ ghi lại nhé! Sống là phải có ước mơ!”.
 
Cuối năm học ấy, những mảnh giấy được cô thu lại. Xem nào, đứa thích làm cô giáo giống như cô, đứa lại ao ước mình là bác sĩ, kỹ sư, đứa mơ làm diễn viên, ca sĩ, đứa bình dị vô cùng “làm nông dân”… Những ước mơ thơ trẻ ấy được cô tiếp sức, thổi hồn vào đấy: “Ước mơ nào cũng đẹp, cũng có ích. Nhưng trước hết các em phải cố gắng học thật tốt đã. Nếu chăm học thì ước mơ sẽ chóng thành thôi”.
 
Tôi cũng ước sau này mình sẽ là một bà chủ giàu có. Đợi cô giở đến mảnh giấy của mình, tôi bẽn lẽn hỏi nhỏ: “Ước mơ của con có khó thực hiện không cô?”. Cô mỉm cười, xoa đầu tôi: “Em có nhớ câu thơ của Bác Hồ không? Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền...”. Cô dạy chúng tôi phải biết ước mơ chính là dạy phải biết đặt một mục tiêu để bản thân tự ý thức, lấy đó mà vươn xa.
 
Gặp lại cô, nay tóc đã bạc trắng. Bạc vì gió bụi cuộc đời và cả bụi phấn vô tình. Bao nhiêu lượt người qua đò biết quay đầu nhìn lại phía bên kia bờ, nhìn người lái đò với lòng biết ơn? Dẫu biết thế cô vẫn miệt mài làm người lái đò tận tụy, làm người họa sĩ vẽ nên những ước mơ cho bao thế hệ trẻ thơ. Cho đến bây giờ và suốt những năm tháng sau này, bài học tôi luôn mang theo làm hành trang cho mình chính là câu nói: “Sống là phải có ước mơ”.
 
Kính gửi đến cô Phan Thị Dinh
Nguyên giáo viên Trường tiểu học Đông Minh, Đông Sơn, Thanh Hóa.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo