xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiên thần của tôi

Lý Thị Mộng Vân (Quận 5 – TPHCM)

Tôi là một đứa trẻ ngang bướng, xuất thân từ gia đình lao động nghèo. Do quá nghèo nên các anh chị tôi đều lần lượt bỏ học để giúp cha mẹ mưu sinh. Nhưng ý chí cho con học hành của cha tôi không tắt, cha luôn hy vọng các con được đi học và niềm hy vọng đó đặt hết vào tôi.

Đúng 6 tuổi, mẹ cho tôi cắp sách đến trường. Từ nhà đến trường Minh Phụng – bây giờ là Trường Nguyễn Đức Cảnh – rất xa. Tôi phải đi bộ vì nhà chỉ có một chiếc xe đạp để cho ba tôi chạy đi làm. Vào lớp, tôi quậy phá các bạn, thích ngồi vẽ lung tung, thích nháy nháy mắt ghẹo thầy giám thị. Cô giáo chủ nhiệm thường xuyên chú ý đến tôi, cô nhắc nhở nhẹ nhàng để tôi hoàn thành bài tập toán, các bài tập viết. Tôi không thích học, cố tình viết nhanh để nộp bài, cô cũng nhẹ nhàng đến bàn cầm tay tôi dạy từng nét chữ.
 

img

Thế rồi trong một buổi học, tôi đang mãi chơi nhỏ mực vào tờ giấy rồi lấy giấy chậm cho khô, cô giáo đột ngột gọi lớn tên tôi. Tôi giật bắn người đứng lên, tay vung thế nào mà làm rơi bình mực và cả cây bút mực mới mua xuống đất. Mực tím vương vãi khắp tay chân và áo trắng của tôi. Tôi run lên bần bật vì sợ cha mẹ sẽ đánh và nước mắt cứ thế tuôn ra. Cô giáo nhẹ nhàng đến lượm bút và bình mực gói vào tờ giấy đem bỏ vào thùng rác. Cô lấy giấy chậm lau nhè nhẹ lên áo và dẫn tôi ra nhà vệ sinh rửa mặt. Cô còn dẫn tôi ra trước cổng trường mua lại cho tôi bình mực và cây bút mới. Cô còn xin mấy sợi thun thắt lại cột vào quai bình mực cho tôi xách tòn ten. Có được mọi thứ nhưng tôi vẫn khóc. Cô giáo ôm tôi vào lòng nói khẽ: “Tan học, cô đưa con về nhà“ thì tôi không khóc nữa.
 
Giờ tan học, cô giáo đón xe lam và cho tôi ngồi gọn trong lòng vì xe lam đã chật chỗ. Lần đầu tiên được ngồi xe lam, được ngồi chung với cô giáo, tôi hãnh diện và vui sướng vô cùng.
 
Đến nhà tôi, cô giáo cuối đầu lễ phép nói: “Thưa bà, tôi là Thùy Dung, cô giáo của em Vân, có chút thời gian muốn đến viếng thăm bà“. Cô giáo giải thích: “Do tôi làm Vân giật mình rơi bút và bình mực nên bẩn áo, sợ ông bà la nên đưa em về nhà“. Rồi cô kể cho mẹ nghe “thành tích“ của tôi như đứng lên trả lời khi cô giáo gọi, trực nhật giỏi... Mẹ tôi thích thú nhìn tôi âu yếm, cám ơn cô và cũng “quên“ đánh đòn tôi. Đêm đó, trong lúc mẹ phấn khởi kể cho cha nghe tôi đươc cô giáo đưa về nhà khen ngợi thì tôi ngồi mân mê bình mực mãi. Tôi lấy bút mới ra nắn nót từng nét và thấy chữ viết của mình hôm nay thật đẹp.
 
Sáng hôm sau kiểm tập, cô chấm cho tôi 8 điểm và ghi thêm lời phê: Vở sạch chữ đẹp A. Từ đó, tôi rất hứng khởi đến lớp, về nhà chăm chỉ rèn chữ. Cô giao cho tôi chức vụ lớp phó lao động, tôi sung sướng làm việc hết sức, cố gắng học tập nổi bật để xứng danh lớp phó. Cuối năm, tôi đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
 
Cô đã tiêm vào đầu tôi liều thuốc kích thích tự lúc nào. Càng lớn, tôi càng thích giống cô. Tôi học ở cô từ tính cách đến hành động.
 
Đến năm lớp tám, một ngày tan học, tôi bí mật đạp xe theo cô về nhà. Nhìn cô đi vào căn nhà lá siêu vẹo, tôi đã đứng lặng ở đó. Cô bất chợt nhận ra tôi và mĩm cười ngay. Rồi hai hàng nước mắt của tôi lăn dài. Cô chỉ im lặng vỗ nhè nhẹ vào tay tôi và kéo tôi ngồi xuống ghế. Từ đó hình ảnh cô như một dấu ấn khó phai, nó thôi thúc tôi phải cố gắng học tập như một hành động cảm ơn cô giáo.
 
Cuối cùng, niềm mơ ước của cha mẹ tôi cũng thành hiện thực. Tôi tốt nghiệp trung cấp và hiện tại là phó phòng nhân sự. Tôi luôn nhớ về cô và hình tượng cô như một thiên thần.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo