xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

4 điểm đến khơi gợi nhiều cảm xúc nhất Việt Nam

Theo Mytour.vn

Đất nước Việt Nam ta với vô vàn cảnh đẹp, vô số những phong cảnh hữu tình, núi non hùng vĩ. Thế nhưng, xuôi theo dòng chảy nghìn năm của dân tộc, bạn hãy về với những địa điểm in dấu son lịch sử ắt sẽ khiến những người con đất Việt trào dâng cảm xúc mỗi khi tìm đến.

1. LINH THIÊNG ĐỀN HÙNG THUỞ DỰNG XÂY ĐẤT NƯỚC:

Ngược dòng lịch sử, tìm về Đền Hùng- Phú Thọ, người con Việt Nam như được quay lại giai đoạn sơ khai của Tổ quốc, những năm tháng các vua Hùng đã dày công dựng nước. Đền Hùng là quần thể các đền chùa thờ phụng và lăng các vị vua Hùng, nay nằm ở núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Quần thể bao gồm các di tích: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng, Đền Tổ Mẫu Âu Cơ, Lăng Vua Hùng, Chùa Thiên Quang, Nhà bia, Cột đá thề.


Quần thể Đền Hùng nhìn từ trên cao - Ảnh: Zing

Quần thể Đền Hùng nhìn từ trên cao - Ảnh: Zing

Đền Hùng là một trong những điểm đến tâm linh, mang đậm dấu ấn lịch sử trong lòng mỗi người dân Việt. Đến với vùng đất Phú Thọ cổ xưa, ta như thấy lại nguồn cội của mình, trong huyết quản mỗi người con Việt, dòng máu Lạc Hồng vẫn ấm nóng, nồng nàn lòng yêu nước qua bao thế hệ.


Trước cổng đền Thượng - Ảnh: Zing

Trước cổng đền Thượng - Ảnh: Zing

Những ngôi đền ẩn mình trong màu xanh của núi rừng, trầm mặc, bình yên theo năm tháng. Bước đến nơi này ta như thấy hồn thiêng sông núi tự bao đời, vẩn quanh trong không gian bao la, rộng lớn, khẽ đặt chân trên mỗi bậc đá rêu cổ kính, lòng cũng dâng lên niềm biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân thuở trước.


Đền Hạ cổ xưa, trầm tĩnh - Ảnh: Sưu tầm

Đền Hạ cổ xưa, trầm tĩnh - Ảnh: Sưu tầm


Đền Trung trong màu xanh cây lá - Ảnh: Sưu tầm

Đền Trung trong màu xanh cây lá - Ảnh: Sưu tầm

Cứ mỗi dịp mùng 10 tháng 3 âm lịch, người dân Việt lại nô nức tụ hội. Giỗ Tổ Hùng Vương năm nào cũng đông đúc, nhộn nhịp người từ khắp bốn phương đổ về. Những người con ấy chẳng thể nào quên được vùng đất đã in hằn trong tâm khảm, vùng đất oai linh cùng những vị vua Hùng khai sinh đất nước đã đi vào sử sách, đi vào những câu chuyện cổ nằm lòng từ thuở ấu thơ.


Rộn ràng Giỗ Tổ Hùng Vương- Ảnh: Sưu tầm

Rộn ràng Giỗ Tổ Hùng Vương- Ảnh: Sưu tầm

Khi những ngày lễ đi qua, Đền Hùng lại trở về với không gian an yên tĩnh lặng. Qua bao thăng trầm, đổi thay lịch sử, vùng đất Phú Thọ, nơi các vị vua Hùng yên nghỉ, vẫn mãi là cái nôi của đất nước Việt Nam tươi đẹp muôn đời. Một ngày nắng đẹp, về thăm Đền Hùng, nghe trong tiếng gió xào xạc khắp núi rừng, lời dạy năm nào của Bác vẫn còn vang vọng đâu đây: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.


Đặt chân trên mỗi bậc đá rêu cổ kính, lòng dâng lên niềm biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân - Ảnh: Phươnglinh94

Đặt chân trên mỗi bậc đá rêu cổ kính, lòng dâng lên niềm biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân - Ảnh: Phươnglinh94

2. CỐ ĐÔ HUẾ - MỘT THỜI PHONG KIẾN VÀNG SON:

Theo dòng lịch sử chảy trôi, ta tìm về Cố đô Huế - nơi biểu trưng cho sự thịnh vượng một thời của các vương triều phong kiến. Kinh Đô Huế được vua Gia Long xây dựng năm 1805 và là nơi ở của các vua chúa Nhà Nguyễn suốt 140 năm( 1805-1945), hiện nay quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thê giới.


Cố đô Huế biểu trưng cho thời đại của các vương triều phong kiến Việt Nam - Ảnh: Maria_Globetrotter

Cố đô Huế biểu trưng cho thời đại của các vương triều phong kiến Việt Nam - Ảnh: Maria_Globetrotter

Một ngày lang thang xứ Huế mộng mơ bên dòng sông Hương êm đềm, ta như sống lại thời xưa cũ. Khi người lữ khách cất bước đến vùng cố đô, thời gian như chậm lại, chìm vào cõi an yên, tĩnh tại khác hẳn với một Đà Nẵng năng động cách đó không xa.


Huế an yên làm ta như sống lại thời xưa cũ - Ảnh:Atsje Bosma-Prins

Huế an yên làm ta như sống lại thời xưa cũ - Ảnh:Atsje Bosma-Prins

Chẳng thể rõ rằng Huế ngày ấy ra sao nhưng khi lạc vào nội thành Huế, người ta không khỏi trầm trồ, nuối tiếc một thời hoa lệ, vàng son, càng vào sâu bên trong, ta lại ngỡ nghìn năm qua Huế chẳng hề thay đổi, vẫn giữ riêng cho mình nhịp điệu nhẹ nhàng, chậm rãi từ thuở xa xưa.


Huế trầm mặc và hoài cổ khiến lữ khách không khỏi nao lòng -  Ảnh: Michael Urspringer

Huế trầm mặc và hoài cổ khiến lữ khách không khỏi nao lòng -  Ảnh: Michael Urspringer

Ngắm nhìn những công trình to lớn, công phu và tinh xảo của cố đô ta như thấy lại dấu son lịch sử, thời đại phong kiến đã trôi xa. Kinh thành Huế đồ sộ nằm đó, yên bình, vô tư lự, tựa như một cụ già lặng lẽ hoài niệm thanh xuân- một thời tuổi trẻ đầy rực rỡ.


Huế của một thời hoa lệ và biến động đã trôi xa - Ảnh: Py All

Huế của một thời hoa lệ và biến động đã trôi xa - Ảnh: Py All

img

Những ngõ ngách ở Huế đều in đậm màu năm tháng, trầm mặc, hoài cổ khiến người qua không khỏi nao lòng. Huế một thời hoa lệ, huy hoàng và biến động đã qua đi, còn lại nơi này nét cổ xưa không bao giờ khuất lấp, những đền đài, thành quách nhuốm màu rêu gợi lên trong lòng những người con đất Việt hoài niệm khôn ngôi về một thời đại đã xa của dân tộc.

3. NHÀ TÙ CÔN ĐẢO - LỊCH SỬ TRANH ĐẤU HÀO HÙNG:

Trang lịch sử không dừng lại ở thời đại phong kiến, những năm tháng chiến tranh ác liệt, thương đau đổ xuống mảnh đất Việt Nam bé nhỏ nhưng kiên cường, anh dũng. Những nhà tù thời bấy giờ chính là minh chứng hùng hồn, khốc liệt cho nỗi đau mất mát, chia ly. Một trong số đó là nhà tù Côn đảo nổi tiếng.


Nhà tù Phú Hải- Côn Đảo - Ảnh: Sưu tầm

Nhà tù Phú Hải- Côn Đảo - Ảnh: Sưu tầm

Nhà tù côn đảo được ký quyết định thành lập vào ngày 1/2/1862 bởi thống đốc Bonard ở Nam Kỳ. Nhà tù rộng hơn 12.000 m2 gồm 10 phòng giam lớn, 20 hầm đá biệt giam, 1 phòng giam đặc biệt, hầm xay lúa và khu đập đá. Có thể nói  nhà tù Côn Đảo là nỗi ám ảnh về sự bạo tàn và khốc liệt của chiến tranh.


Minh chứng hùng hồn, khốc liệt cho nỗi đau mất mát, chia ly- Ảnh: Sưu tầm

Minh chứng hùng hồn, khốc liệt cho nỗi đau mất mát, chia ly- Ảnh: Sưu tầm


Những khung cảnh tái hiện lại làm người xem không khỏi xót xa - Ảnh: Sưu tầm

Những khung cảnh tái hiện lại làm người xem không khỏi xót xa - Ảnh: Sưu tầm

Nước Việt Nam ta những năm tháng tận cùng đau khổ, mất mát được khắc họa rõ nét qua hình ảnh nhà tù Côn Đảo đầy u tịch. Côn Đảo của những ngày hòa bình lại trở về với biển xanh, cát trắng, tuyệt vời và xinh đẹp như tiên cảnh, nhưng trong ký ức, người dân Việt đâu dễ nào quên rằng thiên đường hạ giới ấy đã từng là địa ngục trần gian giam cầm những con người yêu nước, đầy hoài bão và khao khát tự do.


Côn Đảo giờ đây xinh đẹp tựa thiên đường - Ảnh: Lương Hiệp

Côn Đảo giờ đây xinh đẹp tựa thiên đường - Ảnh: Lương Hiệp

Trở về vùng đất đã từng là nỗi đau chung của dân tộc, lòng lại dấy lên niềm xa xót khôn nguôn lẫn xen vào đó sự biết ơn vô cùng sâu sắc. Vẻ đẹp yên bình ẩn sau ký ức đầy đau thương và anh dũng của toàn dân tộc Việt như bài hát năm nào về nữ anh chiến sĩ hùng Võ Thị Sáu, một cô gái kiên trung đất Việt mãi nằm lại nơi này: “Mùa hoa lên kima nở ở quê ta miền đất đỏ….”


Vẻ đẹp yên bình ẩn sau ký ức đầy đau thương và anh dũng của toàn dân tộc- Ảnh: foxxyz

Vẻ đẹp yên bình ẩn sau ký ức đầy đau thương và anh dũng của toàn dân tộc- Ảnh: foxxyz

4. THỐNG NHẤT TỔ QUỐC 4 ĐIỂM CỰC:

Ngày đất nước độc lập, non sông quy về một mối cũng là thời khắc 4 điểm cực Tổ quốc rợp màu cờ đỏ thắm. Tổ quốc ta bao giờ đẹp thế này chăng!

4 điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc đánh dấu chủ quyền lãnh thổ nước ta, là kết quả của những năm tháng chiến đấu can trường, trung kiên đầy anh dũng.


Cực Bắc Việt Nam tại Lũng Cú - huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang - Ảnh: Yamaha TrungTa

Cực Bắc Việt Nam tại Lũng Cú - huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang - Ảnh: Yamaha TrungTa

Cực Bắc Việt Nam tại Lũng Cú - huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang. Cực Tây Việt Nam tại A Pa Chải xã Sín Thầu - huyện Mường Nhé - tỉnh Điện Biên. Cực Đông Việt Nam tại ngọn Hải đăng Đại Lãnh xã Hòa Tâm - huyện Tuy Hòa - tỉnh Phú Yên. Cực Nam Việt Nam tại ấp Mũi - xã Đất Mũi - huyện Ngọc Hiển - tỉnh Cà Mau.


Cực Tây Việt Nam tại A Pa Chải xã Sín Thầu- huyện Mường Nhé- tỉnh Điện Biên - Ảnh: Ngọc Viễn Nguyễn

Cực Tây Việt Nam tại A Pa Chải xã Sín Thầu- huyện Mường Nhé- tỉnh Điện Biên - Ảnh: Ngọc Viễn Nguyễn

 

Dân tộc ta đã phải trải qua những năm tháng chiến tranh tàn khốc, nhiều hi sinh, mất mát để giành lại và bảo vệ 4 điểm cựa trọn vẹn cho đến hôm nay. Đặt chân đên những vùng đất này hẳn người con Việt sẽ không thể nào ngăn nổi lòng mến yêu Tổ quốc, thấy tim mình xao xuyến trước quê hương đất mẹ đẹp tươi.


Cực Đông Việt Nam tại ngọn Hải đăng Đại Lãnh xã Hòa Tâm - huyện Tuy Hòa - tỉnh Phú Yên - Ảnh: quangroma

Cực Đông Việt Nam tại ngọn Hải đăng Đại Lãnh xã Hòa Tâm - huyện Tuy Hòa - tỉnh Phú Yên - Ảnh: quangroma

Bỗng thấy lòng mình sôi sục niềm yêu nước được truuyền qua bao thế hệ Lạc Hồng. 4 điểm cực đối với người Việt Nam ta không chỉ là những vùng đất để tìm đến du ngoạn hay ngắm cảnh, mà nó còn là một khung trời đầy ắp tự hào dân tộc.


Cực Nam Việt Nam tại ấp Mũi - xã Đất Mũi - huyện Ngọc Hiển - tỉnh Cà Mau- Ảnh: Thanh Dũng

Cực Nam Việt Nam tại ấp Mũi - xã Đất Mũi - huyện Ngọc Hiển - tỉnh Cà Mau- Ảnh: Thanh Dũng

Đặt chân đến các địa điểm mang dấu ấn lịch sử đầy ý nghĩa ấy, những năm tháng kháng chiến hào hùng như được tái hiện, rực cháy trong ta một niền tin yêu, tự hào mãnh liệt. Chưa bao giờ những vùng đất xinh đẹp, nên thơ lại gợi lên nhiều xúc cảm lắng sâu đến vậy, khiến lòng ta khắc khoải và hoài niệm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo